17/10/2016 11:45 GMT+7

Căn nhà nổi trong rốn lũ

TẤN VŨ
TẤN VŨ

TTO - Trở về từ rốn lũ Tân Hóa (Quảng Bình), câu nói của ông chủ tịch xã này làm chúng tôi ám ảnh: “Nếu dân không sáng kiến làm nhà bè, chắc người chết nhiều lắm vì nước về trong đêm nhanh chưa từng thấy”.

Sau trận lũ năm 2010, người dân Tân Hóa làm những căn nhà nổi bằng cách ghép khoảng 20 thùng phuy vào nhau thành chiếc bè.

Trên chiếc bè đó họ dựng nhà, làm mái, sức chứa khoảng 20 người cùng thức ăn, nước uống và vật dụng thiết yếu của gia đình.

Bên hông nhà, họ chôn những cây cọc cao 6 -10m, căn nhà buộc vào cọc này, cứ thế nước lên thì căn nhà nổi theo.

Nhìn những đứa trẻ bu bám trên những căn nhà nổi ấy, miệng nhai mì gói trong nỗi âu lo, một câu hỏi chợt dội về: “Ai gây ra lũ?”.

Nếu người dân không ở trong những căn nhà nổi thì sinh mạng của họ sẽ ra sao? Năm 2010, trong trận lũ kinh hoàng tại đây, từng đoàn người rồng rắn kéo vào các hang đá.

Nhưng đó là khi lũ về giữa ban ngày, còn giữa đêm như trận này, đường nào dân chạy?

Sau mỗi trận lụt lớn, người dân lại ta thán rằng nguyên nhân là do các cánh rừng bị mất đi. Vì sao rừng mất?

Hãy nhìn các con sông, các cánh rừng từ miền Trung lên tận Tây nguyên đang bị ngắt khúc và băm nát để làm thủy điện.

Có những khúc sông một giọt nước phải qua 5 tuôcbin phát điện mới chảy về hạ lưu.

Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường các thủy điện đều khẳng định thủy điện có tác dụng ngăn lũ vào mùa mưa, tích nước cho mùa hạn, nhưng chưa ai tính thiệt hại ghê gớm trong các trận xả lũ mà họ gây ra.

Cũng chưa ai tính cái giá bằng tài sản, tính mạng người dân vùng hạ du phải trả khi làm thủy điện.

Người dân Quảng Nam hiểu rõ họa này.

Từ A Vương xả lũ đến Sông Tranh 2 động đất đều gây ra cho người dân nhiều phen điêu đứng. Gần đây nhất, việc bục đường ống dẫn của thủy điện Sông Bung 2 khiến người chết, người thất thần chạy lũ, nhà trôi...

Trong trận lũ này, người dân Hương Khê (Hà Tĩnh) bì bõm trong dòng nước khi thủy điện Hố Hô bất ngờ xả lũ với lưu lượng 1.800 m3/s. Trận xả lũ bất ngờ khiến chủ tịch huyện Hương Khê nóng mặt bảo rằng: “Cả huyện hoàn toàn bị động”.

Còn lãnh đạo nhà máy này cho rằng họ xả “đúng quy trình”.

Rừng mất đi có trồng lại được?

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong vòng 7 năm gần đây cả nước có 205 dự án của 27 tỉnh, thành với 20.000ha rừng bị chuyển đổi mục đích sang làm thủy điện.

Tuy nhiên, chỉ có 10% số rừng được trồng thay thế, 16/27 tỉnh thành chưa chỉ đạo trồng rừng thay diện tích mất đi.

Mới đây, quyết định đóng cửa rừng của Thủ tướng làm người dân nức lòng.

Nhưng ngay sau đó, trên quê hương Quảng Nam của ông xảy ra một trận phá rừng kinh hoàng, hàng trăm mét khối gỗ pơmu quý hiếm bị tàn phá trước mặt các cơ quan chức năng như một thách thức.

Sau mỗi trận lũ, người dân rồi cũng sẽ gượng dậy, làm lại từ đầu bằng sức lực, bằng đôi tay của họ để sinh tồn như muôn đời nay họ từng chống chọi với thiên nhiên.

Sự sáng tạo để tồn tại của người dân là không ngừng và căn nhà nổi chống lũ ở vùng Tân Hóa là minh chứng cho điều đó.

Nhưng sự sáng tạo này e rằng không thể theo kịp với những hiểm họa do con người tạo ra.

TẤN VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Kiểm tra hàng giả, thực phẩm chức năng giả: Cây kim trong bọc

Việc xử lý với nạn làm hàng giả được thực thi nghiêm sau thời gian dài vấn nạn này gây nhiều hệ lụy với xã hội.

Kiểm tra hàng giả, thực phẩm chức năng giả: Cây kim trong bọc

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Người tham gia ban quản trị chung cư ngoài nhiệt tình còn phải có chuyên môn, phải chuyên nghiệp để bảo vệ chính mình và quyền lợi của cư dân.

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar