08/10/2017 09:01 GMT+7

Campuchia rà soát giấy tờ: Người gốc Việt không nên quá lo lắng

TIẾN TRÌNH - TRẦN PHƯƠNG
TIẾN TRÌNH - TRẦN PHƯƠNG

TTO - Đó là lời khuyên của một cán bộ cấp cao Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia trước việc Phnom Penh chuẩn bị thi hành nghị định cho phép tịch thu, xóa bỏ các giấy tờ hành chính mà họ cho là “bất bình thường”.

Campuchia rà soát giấy tờ: Người gốc Việt không nên quá lo lắng - Ảnh 1.

Đại diện Hội người Việt thống kê danh sách người Campuchia gốc Việt sinh sống ở Biển Hồ, tỉnh Pursat, Campuchia - Ảnh: TIẾN TRÌNH

"Thực ra, đây chỉ là cụ thể hóa một số quy định đã được ban hành từ nhiều năm trước. Không nên hiểu nhầm Campuchia 'tước quốc tịch' mà là tịch thu các loại giấy tờ hành chính không bình thường. Người gốc Việt không nên quá lo lắng" - vị cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia nói với Tuổi Trẻ.

Người Việt đang hoang mang

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 6-10, ông Châu Văn Chi - chủ tịch Tổng hội người Campuchia gốc Việt - cho biết người gốc Việt đang sinh sống ở Campuchia "rất hoang mang" trước thông tin nhà chức trách nước này sẽ thi hành nghị định cho phép tịch thu và xóa bỏ các giấy tờ hành chính tùy thân mà họ cho là "bất bình thường".

Ông Chi cũng cho hay đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Campuchia sẽ mời đại diện hội người gốc Việt ở 25 tỉnh thành của Campuchia về Phnom Penh để nghe Bộ Nội vụ Campuchia phổ biến các quy định trên.

Theo ông Chi, có khoảng 160.000 người gốc Việt sinh sống ở tất cả 25 tỉnh thành của Campuchia. Nếu người nào bị tịch thu giấy tờ, họ sẽ gặp bất tiện khi đi lại, sở hữu tài sản, giao dịch ngân hàng, con cái học hành...

"Chính quyền Campuchia không 'đuổi' người bị tịch thu giấy tờ. Nhưng thay vì trước giờ đương nhiên là người Campuchia, nay phải đăng ký lại mình là người ngoại kiều" - ông Chi giải thích rõ.

Luật Campuchia quy định một người dù sinh sống ở Campuchia bao lâu nhưng chưa được quốc vương phê duyệt quốc tịch thì không được công nhận là công dân Campuchia. Những người chưa được công nhận là công dân thì có thể đăng ký ngoại kiều để cư trú ở đây. 

"Sau 7 năm, những người này mới đủ thời hạn xét công nhận quốc tịch, với điều kiện không vi phạm pháp luật Campuchia, phải biết văn hóa Campuchia, phải biết đọc, biết viết chữ Campuchia..." - ông Chi nói.

Campuchia rà soát giấy tờ: Người gốc Việt không nên quá lo lắng - Ảnh 2.

Phần lớn người Campuchia gốc Việt sinh ra hoặc sinh sống lâu đời ở Campuchia - Ảnh: TIẾN TRÌNH

70.000 người bị ảnh hưởng?

Trước đó, Phnom Penh Post và một số tờ báo chính thống Campuchia đưa tin Bộ trưởng nội vụ Sar Kheng ngày 4-10 chủ trì một cuộc họp để bàn triển khai nghị định 129, thông qua hồi tháng 8-2017, liên quan đến việc thu hồi các giấy tờ không hợp lệ hoặc cấp sai.

Theo ông Sar Kheng, Campuchia sẽ thu hồi giấy tờ hành chính của khoảng 70.000 người sinh sống tại Campuchia với lý do những giấy tờ này được cấp không hợp lệ hoặc "nhầm lẫn khi trao tư cách công dân cho người nhập cư". 

Phần lớn trong số này là người gốc Việt sinh ra ở Campuchia. Ngoài ra còn có người Lào, Trung Quốc, Thái Lan và Bangladesh.

"Năng lực của các quan chức rất yếu và sự yếu kém này không phải từ bên dưới mà là từ bên trên. Vì vậy chúng ta phải giải quyết nó" - ông Sar Kheng nói.

Đại tướng Sok Phal - tổng cục trưởng Tổng cục Di trú, Bộ Nội vụ Campuchia - cho biết thêm những quan chức sai phạm sẽ bị phạt và nghị định sẽ được triển khai trong vài tháng tới.

Những loại giấy tờ bị rà soát

Theo ông Sok Phal, các loại giấy tờ như sổ hộ khẩu, sổ cư trú, thẻ căn cước, hộ chiếu… có thể bị tịch thu nếu cơ quan thẩm quyền của Campuchia cho là "không bình thường".

Thời hạn để thực thi nghị định này có thể là tháng 10 hoặc tháng 11-2017. Những người sinh sống lâu ở Campuchia có thể nộp đơn xin cư trú và hi vọng được nhập quốc tịch.

TIẾN TRÌNH - TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên thông tin một số điểm mới liên quan đến kiều bào trong Luật Quốc tịch sửa đổi và chương trình Trại hè Việt Nam 2025 dành cho thanh, thiếu niên kiều bào.

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Bà Paetongtarn Shinawatra tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng văn hóa, cùng nội các mới yết kiến nhà vua Thái Lan.

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Quyết định được đưa ra khi mức độ tín nhiệm với bà giảm mạnh, và đất nước đối mặt làn sóng bạo lực từ các băng đảng.

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar