17/10/2019 08:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

California lùi giờ vào học, 'bảo trợ' bữa trưa cho học sinh

HIÊN PHẠM (từ California)
HIÊN PHẠM (từ California)

TTO - Dựa trên nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ vị thành niên bắt đầu giờ học muộn hơn sẽ giúp tăng cường sức khỏe toàn diện cũng như nâng cao thành tích học tập, California đã cho lùi giờ vào học xuống sau 8h sáng.

California lùi giờ vào học, bảo trợ bữa trưa cho học sinh - Ảnh 1.

Thống đốc Newsom (phải) đã mời cậu học trò 9 tuổi Kyote (giữa) đến nói chuyện vì cậu đã giúp ông động lực ký luật bảo vệ bữa ăn công bằng cho học sinh - Ảnh: Twitter

California đã trở thành tiểu bang đầu tiên tại Mỹ lùi giờ vào học tại các trường công lập, với hi vọng biện pháp này sẽ giúp các học sinh ngủ đủ giấc trước khi đến trường cũng như đạt được thành tích học tập tốt hơn.

Theo đạo luật mới được thống đốc bang là ông Gavin Newsom ký ngày 13-10, các trường trung học cơ sở công sẽ bắt đầu giờ học không sớm hơn 8h, còn các trường trung học phổ thông là không sớm hơn 8h30.

Biện pháp này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7-2022 hoặc vào tháng 1-2023. Như vậy, các trường học có khoảng thời gian "chuyển tiếp" 3 năm để lên kế hoạch và triển khai thực hiện.

Hiện thời gian vào học tại các trường trung học công ở bang California là khoảng 8h sáng, nhưng một số trường yêu cầu học sinh có mặt trước 7h30.

"Tạo ra một "California cho tất cả mọi người" có nghĩa là phải đảm bảo các trường học mang tính bao dung, chấp nhận và chào đón tất cả trẻ em. Những dự luật này giúp chúng ta tiến gần hơn đến mục tiêu đó".

Gavin Newsom - Thống đốc bang California

Để đặt bút ký đạo luật mới của bang, thống đốc Newsom dựa trên biện luận là nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ vị thành niên bắt đầu giờ học muộn hơn sẽ giúp tăng cường sức khỏe toàn diện cũng như nâng cao thành tích học tập.

Mặc dù nhận được sự ủng hộ từ một số hiệp hội y khoa, nhưng luật mới này cũng gây tranh cãi giữa các nghị sĩ và các trường học.

Thượng nghị sĩ Connie Leyva thừa nhận việc ngủ đủ giấc là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của học sinh, nhưng cho rằng việc tăng thêm thời gian ngủ "đòi hỏi nhiều hơn việc chỉ lùi thời gian vào lớp".

Nghị sĩ này cho rằng giờ bắt đầu học cần được xác định ở cấp địa phương vì việc áp dụng chung một khung giờ học cho toàn bộ các trường học không phải là một cách tiếp cận hợp lý.

Thượng nghị sĩ Leyva và một số người lên tiếng phản đối cũng lưu ý sự thay đổi về thời gian này có thể gây khó khăn khi phụ huynh không thể sắp xếp được thời gian đưa con em tới trường.

Thôi thì chuyện giờ học chắc sẽ linh hoạt tùy trường, nhưng trước mắt cũng thấy chính quyền thực sự lưu tâm đến chuyện phát triển thể chất lẫn trí lực cho trẻ em.

Một đạo luật khác liên quan vấn đề này cũng được thống đốc Newsom đặt bút ký hôm 13-10 là chuyện cấm các trường "cắt cơm" học sinh không đóng được tiền ăn trưa.

Ở Mỹ, người ta gọi chuyện này là "Bữa ăn trưa xấu hổ" (Lunch shaming) - tức chuyện về các trường học không cho học sinh ăn trưa ở căngtin nếu cha mẹ không chịu đóng tiền.

Đáng buồn hơn là để quản lý việc đó cho dễ dàng, những em không đóng tiền ăn sẽ bị "đánh dấu trên tay" bằng miếng dán hoặc vòng đeo cho biết gia đình mình không đóng tiền nên không nhận được phần ăn như các bạn học khác. Giải pháp này từng bị xem là "tàn ác" bởi tạo ra sự phân biệt đối xử trong mắt các em học sinh.

Thống đốc Newsom đã ký đạo luật buộc các trường tổ chức bữa ăn công bằng cho các em học sinh (nếu thiếu hụt tài chính thì chính quyền tài trợ) là dựa trên câu chuyện đầy cảm hứng từ Ryan Kyote, cậu học sinh lớp 3 của trường tiểu học hạt Napa ở California. Cậu học trò tốt bụng này đã bỏ tiền túi "trả nợ" cho bạn học không được ăn trưa đàng hoàng. Câu chuyện của cậu từng gây sóng khắp nước Mỹ hồi đầu năm nay.

Trước hôm ký dự luật tài trợ ăn trưa cho học sinh, thống đốc Newsom đã mời cậu bé Kyote đến nói chuyện, và ông cũng nói lời cảm ơn về hành động của cậu bé giúp ông thêm động lực ký luật trong bài phát biểu của mình vào tối 12-10.

Rét đậm, học sinh Hà Nội được nghỉ, lùi giờ học

TTO - Sở GD-ĐT Hà Nội thông báo học sinh tiểu học sẽ được nghỉ học nếu nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, học sinh THCS sẽ nghỉ học nếu nhiệt độ xuống dưới 7 độ C.

HIÊN PHẠM (từ California)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar