08/02/2020 17:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Các virus corona trước đây có thể tồn tại 9 ngày trên bề mặt vật dụng

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Các virus corona trước đây - cùng họ với virus corona chủng mới (2019 - nCoV) - có thể tồn tại trên bề mặt các vật dụng hàng ngày với nhiệt độ phòng trong vòng 9 ngày, theo các nhà nghiên cứu Đức.

Các virus corona trước đây có thể tồn tại 9 ngày trên bề mặt vật dụng - Ảnh 1.

Một cặp đôi đeo khẩu trang lúc làm đám cưới ở Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS

Nhiệt độ phòng là khoảng nhiệt độ của không khí mà mọi người đều thích cho các thiết lập trong nhà, cảm thấy thoải mái khi mặc quần áo thông thường trong nhà. Nhiệt độ phòng phổ biến thường ở mức 25 độ C. 

Phát hiện trên của các nhà nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí khoa học Journal of Hospital Infection. Tạp chí này ra đời năm 1980, là tạp chí y khoa uy tín của Hiệp hội Chăm sóc sức khỏe nhiễm trùng của Anh.

Cũng theo Journal of Hospital Infection, nghiên cứu chỉ ra virus corona có thể tồn tại 9 ngày trên bề mặt vật dụng hàng ngày với nhiệt độ phòng, khiến con người có thể nhiễm virus bất cứ lúc nào. 

Đây là thời gian tối đa mà virus corona có thể tồn tại bên ngoài vật chủ. Thời gian trung bình là khoảng 4-5 ngày.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, thông qua việc phân tích 22 nghiên cứu, các chủng virus corona như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), Hội chứng Hô hấp Trung đông (MERS) có thể tồn tại trên các bề mặt như kim loại, kính, và nhựa đến 9 ngày. 

Dù vậy, nghiên cứu không nói rõ virus corona chủng mới (2019-nCoV) có thể tồn tại trên các bề mặt như kim loại, kính, và nhựa đến 9 ngày ngày không vì chủng virus này hiện còn khá mới mẻ.

Đó là lý do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rằng mấu chốt của phòng virus corona là rửa tay và giữ vệ sinh sạch sẽ. Dung dịch khử trùng có thể là ethanol (cồn), hydrogen peroxide (oxy già), và nước javen (sodium hypochlorite).

Ngoài rửa tay, nhà nghiên cứu Gunter Kampf từ Viện Vệ sinh dịch tễ môi trường, Đại học Y Greifswald, cho biết cần vệ sinh luôn cả các nơi bàn tay hay chạm phải như tay nắm cửa, kệ đầu giường và các vật dụng gần bệnh nhân.

50% số ca lây nhiễm thứ cấp xảy ra trong thời kỳ ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh của virus corona chủng mới được cho là khoảng 5 ngày. Nhưng một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản mới đây công bố nghiên cứu cho thấy ít nhất 50% số ca lây nhiễm virus corona chủng mới từ người sang người diễn ra từ trước khi người bệnh đầu tiên xuất hiện các triệu chứng.

Có nghĩa là có gần 1/2 số bệnh nhân thứ hai bị lây nhiễm đã xuất hiện các triệu chứng viêm phổi chỉ trong vòng 5 ngày. Điều này cho thấy bệnh nhân lây nhiễm thứ cấp đã nhiễm virus trong thời gian bệnh nhân đầu tiên ủ bệnh, và thời gian lây nhiễm thứ cấp ngắn hơn so với ước tính trước đây.

Các nhà khoa học Nhật Bản đi đến kết luận để phòng dịch lây lan bằng biện pháp cách ly khỏi cộng đồng là chưa hiệu quả. Thay vào đó cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa và cải thiện hệ thống chăm sóc y tế.

Nhà khoa học Trung Quốc lần đầu phát hiện virus corona trên tay nắm cửa

TTO - Lần đầu tiên các nhà khoa học ở Quảng Châu, Trung Quốc phát hiện virus corona chủng mới xuất hiện ở môi trường bên ngoài. Ngoài tay nắm cửa, những nơi khác dễ dàng chứa virus corona là điện thoại di động, bàn phím máy tính và van nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar