24/09/2024 13:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Các nước giàu hãy thôi nói suông về biến đổi khí hậu'

Các quốc gia đang phát triển yêu cầu nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới phải hành động nhiều hơn để đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu khi nó không còn dừng lại là vấn đề môi trường.

Các quốc gia giàu nhất thế giới buộc phải hành động nhiều hơn trước biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước phát triển phải giải quyết vấn đề bất công khí hậu hôm 23-9 - Ảnh: INDEPENDENT

Theo Hãng tin Reuters, tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra ngày 23-9 ở Mỹ, các quốc gia đang phát triển đã yêu cầu các nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới hỗ trợ họ nhiều hơn trong việc đối phó với những khó khăn do các hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu gây ra.

Các nhà lãnh đạo đến từ những quốc đảo nhỏ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì mực nước biển dâng cao khẳng định đã đến lúc các quốc gia sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhiều nhất, nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt độ tăng cao, ngừng "nói suông" về vấn đề này.

“Tôi tự hỏi liệu các quốc gia khác có đang dần rời xa sự đoàn kết và lý tưởng đạo đức cần có để bảo vệ người dân hay không?”, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Samoa, đồng thời giữ chức Chủ tịch Liên minh các quốc đảo nhỏ (AOSIS) Cedric Schuster chia sẻ.

Trong phiên họp, ông Schuster đã lên tiếng chỉ trích các nền kinh tế hàng đầu thế giới thuộc nhóm G20, nhóm các quốc gia phát thải hơn 80% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

“Chúng ta cần tất cả các nước, nhưng đặc biệt là những nước trong nhóm G20, giải quyết vấn đề cắt giảm khí thải và tài trợ cho các hoạt động liên quan đến khí hậu”, ông Schuster cho biết.

“Những người bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu trên thế giới đã quá mệt mỏi với những lời nói suông”, ông nói thêm.

Đại diện nhóm các quốc gia phát triển kém nhất, Bộ trưởng Khí hậu và Tài nguyên của Malawi Yusuf Mkungula cũng truyền tải thông điệp tương tự.

“Các quốc gia công nghiệp hóa phải dẫn đầu trong việc giải quyết vấn đề”, ông Mkungula khẳng định.

Những lời kêu gọi này nhấn mạnh sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các quốc gia góp phần nhiều nhất vào quá trình Trái đất nóng lên và nhóm các quốc gia phải chịu hậu quả nặng nề từ đó, chứng minh biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là vấn đề công lý toàn cầu.

“Các hiện tượng thời tiết bất thường đang xảy đến với chúng ta ngày một nhanh hơn và thường xuyên hơn”, Thủ tướng Bahamas Phillip Davis cho biết, đồng thời yêu cầu các quốc gia phát triển phải "giữ sự tập trung" vào vấn đề này.

Trong bài phát biểu khai mạc Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng yêu cầu các quốc gia phát triển phải chi trả cho những tổn thất và thiệt hại xảy ra ở các quốc gia nghèo hơn, đặc biệt khi họ đóng góp rất ít vào biến đổi khí hậu nhưng phải chịu đựng những tác động tồi tệ nhất.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Công ty Moody’s Ratings, các khoản đầu tư vào khí hậu trên toàn cầu đang thiếu hàng nghìn tỉ đô la so với mức cần thiết để đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2050 và thích ứng với các tác động khí hậu.

Việt Nam có thể mất 14,5% GDP vì biến đổi khí hậu

Nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12-14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Không quân Ấn Độ có phản hồi hiếm hoi nghi vấn nước này mất 5 tiêm kích trong quá trình giao tranh với Pakistan, khẳng định đã hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar