13/07/2021 21:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Các nước đã hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam như thế nào?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Đẩy mạnh công tác đối ngoại về vấn đề vắc xin, Việt Nam đang tiến gần tới mục tiêu 150 triệu liều, đủ cung cấp cho 70% dân số theo nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

Các nước đã hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam như thế nào? - Ảnh 1.

Lô vắc xin 2 triệu liều của Hãng Moderna tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 10-7 - Ảnh: NAM TRẦN

Nhật Bản và Úc là những quốc gia mới nhất chuyển vắc xin tới cho Việt Nam. Đây là kết quả từ các nỗ lực vận động chính phủ các nước và các hãng sản xuất bán vắc xin cho Việt Nam.

Bộ Ngoại giao ngày 13-7 cho biết tính tới nay, Việt Nam đã nhận được cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vắc xin.

Trong số này, có 38,9 triệu liều do chương trình tiếp cận vắc xin toàn cầu COVAX tài trợ, 30 triệu liều AstraZeneca theo hợp đồng ký với Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam VNVC.

Ngoài ra, Chính phủ đã ký thỏa thuận cung cấp 31 triệu liều với Hãng Pfizer của Mỹ, và 5 triệu liều Moderna của Mỹ, ủy quyền cho Công ty Zuellig Pharma Việt Nam.

Hiện Việt Nam còn đàm phán mua 55 triệu liều khác, gồm 40 triệu liều Sputnik V do Tập đoàn T&T đàm phán với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga, và 15 triệu liều Covaxin Bộ Y tế đang đàm phán với Ấn Độ.

Bộ Ngoại giao cho biết nỗ lực vận động vắc xin có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh khan hiếm vắc xin toàn cầu hiện nay.

"Trên cơ sở vận động và đàm phán tích cực, quyết liệt, chỉ trong hơn một tháng qua số lượng vắc xin ta tiếp nhận đã tăng lên đáng kể", thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 13-7 cho biết.

Tính đến ngày 12-7, Việt Nam đã nhận được khoảng 8 triệu liều vắc xin, và sắp tới sẽ tiếp tục nhận thêm từ các nguồn đã đàm phán mà các nước và hãng sản xuất đồng ý chuyển giao sớm, cũng như từ nguồn hỗ trợ của các đối tác song phương và các tổ chức quốc tế.

Công tác ngoại giao vắc xin, theo Bộ Ngoại giao, đã đạt được một số kết quả. Cụ thể, COVAX chính thức tiếp tục phân bổ thêm 1.065.870 liều Pfizer-BioNTech cho Việt Nam trong thời gian từ tháng 7 tới tháng 9-2021. Trước đó, COVAX đã chuyển cho Việt Nam khoảng 4,5 triệu liều, và cam kết dành ưu tiên hơn cho Việt Nam trong các đợt phân bổ tiếp theo.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao cho biết ngoài việc hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu liều vắc xin Moderna cho Việt Nam như đã nêu, Mỹ cũng đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ vắc xin. Nước Anh cũng cam kết đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên khi xem xét phân bổ 100 triệu liều vắc xin Anh hỗ trợ các nước thông qua COVAX và song phương.

Tương tự, Nhật Bản tới nay đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 3 triệu liều AstraZeneca, bao gồm 1 triệu liều dự kiến giao ngày 16-7 tới.

Úc cam kết viện trợ Việt Nam 13,5 triệu AUD để mua vắc xin thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và tặng thêm 1,5 triệu liều AstraZeneca từ nay đến cuối năm 2021.

Trung Quốc viện trợ 500.000 liều Vero Cell của Sinopharm ngày 20-6, và Nga đã tặng Việt Nam 1.000 liều Sputnik V từ ngày 16-3.

Bộ Y tế phân bổ hơn 746.000 liều vắc xin Pfizer về trong tháng 7, TP.HCM nhiều nhất

TTO - Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa ký quyết định phân bổ hơn 746.000 liều vắc xin Pfizer tiếp nhận trong tháng 7 (trong đó có 1 lô đã về).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Không còn chờ đợi sự ủng hộ từ Washington, Anh và EU đã phối hợp công bố loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga hôm 20-5.

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời chỉ được thực hiện khi nó tạo điều kiện cho việc thả các con tin bị Hamas bắt trước đó và đang giữ tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar