12/01/2022 18:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Việt Nam đã thành công trong 'ngoại giao vắc xin', vì sao?

XUÂN TÙNG
XUÂN TÙNG

TTO - Trong bối cảnh dịch COVID-19 bị chính trị hóa cao độ, công cuộc huy động vắc xin của Việt Nam có được thành công nhờ chính sách ngoại giao đa phương khéo léo, đưa đất nước từ chỗ 'đi sau' thành 'về trước' trong tiến trình phủ vắc xin toàn quốc.

Việt Nam đã thành công trong ngoại giao vắc xin, vì sao? - Ảnh 1.

TS Đặng Xuân Thanh, phó chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, phát biểu khai mạc - Ảnh: XUẦN TÙNG

Đó là nhận định của đại tá Lê Thế Mẫu - nhà bình luận quốc tế của Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng - trong khuôn khổ Diễn đàn thế giới thường niên chủ đề "Cuộc chạy đua vaccine COVID-19 và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các quốc gia" được Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 12-1.

Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia chính sách và chính trị quốc tế đầu ngành nhằm thảo luận, trao đổi các vấn đề về tác động vai trò của vắc xin COVID-19 đến quan hệ quốc tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam giữa bối cảnh đại địch.

Mở đầu diễn đàn, TS Đặng Xuân Thanh - phó chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - chỉ ra rằng các quốc gia trên thế giới không chỉ hứng chịu bất ổn từ đại dịch COVID-19 mà còn đương đầu với cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, đặc biệt Mỹ - Trung Quốc. 

Trong bối cảnh này, dịch COVID-19 bị chính trị hóa cao độ và vắc xin cùng các hỗ trợ vật tư y tế, công nghệ sản xuất thuốc trở thành công cụ để các siêu cường mở rộng tầm ảnh hưởng. 

Mặc dù vậy, sự cạnh tranh của các nước về ngoại giao vắc xin cũng mang lại lợi ích cho Việt Nam, khi bất kỳ sự gia tăng nguồn cung vắc xin nào cũng là cơ hội cứu sống nhiều người.

Theo đại tá Lê Thế Mẫu, trong lúc mã gene của virus SARS-CoV-2 biển đổi khó lường, tình hình cạnh tranh quyền lực của các nước lớn cũng có thể được coi là biến thể của một cuộc chiến, trong đó các nước phát triển như Việt Nam cần có bản lĩnh nhất định để chung sống với các siêu cường.

Bình luận về chủ đề triển khai vắc xin, TS Nguyễn Phúc Thái - Viện Y học dự phòng quân đội - hoan nghênh các điều chỉnh chính sách linh hoạt theo thực tiễn đã giải quyết nhiều áp lực mà các y bác sĩ gặp phải trong giai đoạn đầu triển khai tiêm chủng, giúp tăng độ phủ vắc xin mà vẫn đảm bảo an toàn. 

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang là 1 trong 6 quốc gia có độ phủ vắc xin cao nhất thế giới, với hơn 90% dân số đã tiêm mũi 2.

Việt Nam đã thành công trong ngoại giao vắc xin, vì sao? - Ảnh 2.

TS Nguyễn Mạnh Tiến, phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, khẳng định Việt Nam có nhiều cơ hội trong cuộc chơi sản xuất vắc xin của thế giới - Ảnh: XUÂN TÙNG

Đề cập đến vấn đề vắc xin do Việt Nam sản xuất, TS Nguyễn Mạnh Tiến - phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - khẳng định các cơ sở trong nước có cơ hội trong đầu tư sản xuất vắc xin của thế giới, tuy nhiên các đơn vị đang gặp nhiều cản trở bởi hàng rào quy định chưa được tháo gỡ. 

Theo đó, Việt Nam dành ngân sách tương đương 2% GDP hằng năm cho ngành y tế, đặc biệt các hạng mục nghiên cứu khoa học, tuy nhiên con số này thường không được giải ngân hết. Theo TS Tiến, các chính sách tháo gỡ cơ chế, tạo điều kiện nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước đang được Quốc hội khóa XV xem xét. 

Ông cũng chỉ ra truyền thống và nền tảng nghiên cứu vắc xin sẵn có của Việt Nam, đồng thời đặt niềm tin vào thành công của vắc xin sản xuất trong nước trong thời gian tới, tạo tiền đề cho "chiến lược thuốc" góp phần đưa COVID-19 trở thành một dịch cúm mùa có ảnh hưởng thấp tại Việt Nam trong tương lai không xa.

Ngoại giao vắc xin và con đường đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vắc xin

Tính đến 7-10, Việt Nam đã tiêm được xấp xỉ 50 triệu mũi tiêm, trong đó có gần 13 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi, đạt gần 20% dân số từ 18 tuổi. Chỉ 2 tháng trước, con số này gần như là "không tưởng".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sớm hoàn tất ký kết FTA Việt Nam và Brazil, đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp

Đây là kết quả từ chuyến công tác Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính, góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam tại BRICS mở rộng.

Sớm hoàn tất ký kết FTA Việt Nam và Brazil, đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp

Làm thủ tục hành chính ở Phú Quốc quá tải: Lãnh đạo tỉnh An Giang vào cuộc giải quyết

Sau 7 ngày đi vào hoạt động, Trung tâm phục vụ hành chính công ở đặc khu Phú Quốc có dấu hiệu quá tải khi dân đến làm thủ tục nhiều.

Làm thủ tục hành chính ở Phú Quốc quá tải: Lãnh đạo tỉnh An Giang vào cuộc giải quyết

Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn

Với đường bờ biển dài hơn 32km, tỉnh Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn.

Đồng Tháp sẽ có cảng biển tiếp nhận tàu 70.000 tấn

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Bộ Tài chính báo cáo gì về Tổ chuyên gia ?

Bộ Tài chính đã có báo cáo làm rõ những nội dung về hồ sơ mời thầu, quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia, năng lực của Tổ chuyên gia.

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Bộ Tài chính báo cáo gì về Tổ chuyên gia ?

Lãnh đạo Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô 'vượt kịch bản'

Sáng 8-7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI tổ chức kỳ họp lần thứ 25 để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

Lãnh đạo Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô 'vượt kịch bản'

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, làm sao để không xử phạt kiểu 'bắt cóc bỏ dĩa'?

Đã đến lúc phải quyết liệt chấn chỉnh, trả lại công năng và không gian công cộng vỉa hè.

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, làm sao để không xử phạt kiểu 'bắt cóc bỏ dĩa'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar