22/05/2025 06:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump tranh cãi dữ dội với Tổng thống Nam Phi; Nga bắn hạ hàng trăm drone Ukraine; Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 22-5.

ông Trump - Ảnh 1.

Tổng thống Trump có màn tranh cãi nảy lửa với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa ngay tại Phòng Bầu dục - Ảnh: REUTERS

Ông Trump tranh cãi dữ dội với Tổng thống Nam Phi

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đối đầu với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa trong cuộc gặp tại Phòng Bầu dục ngày 21-5, với những tuyên bố sai sự thật gây sốc về tội diệt chủng người da trắng và tịch thu đất đai. 

Cuộc gặp đã diễn ra rất căng thẳng, gợi nhớ đến cuộc tranh cãi dữ dội khiến nhiều người bị sốc hồi tháng 2 rồi, khi ông Trump gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Theo Hãng tin Reuters, Tổng thống Nam Phi Ramaphosa đã hy vọng sẽ qua cuộc gặp với ông Trump để thiết lập lại mối quan hệ song phương. Trước đó, tổng thống đã hủy bỏ khoản viện trợ rất cần thiết cho Nam Phi, trục xuất đại sứ của nước này và chỉ trích Nam Phi vì vụ kiện diệt chủng chống lại Israel.

Tuy nhiên, mọi thứ đã diễn ra ngược lại và dường như có sự chuẩn bị từ trước từ phía Mỹ, theo Reuters.

Tổng thống Trump chọn cách tấn công chủ động, khi ông nhanh chóng chuyển sang danh sách các mối quan ngại về cách đối xử với người Nam Phi da trắng. 

Ông còn cho phát một video và lật giở một chồng bài báo in mà ông cho là chứng minh cáo buộc của mình hoàn toàn sự thật.

"Nếu có cuộc diệt chủng người Afrikaner, tôi có thể cá với bạn rằng ba quý ông này sẽ không ở đây", ông Ramaphosa nói, ám chỉ đến các tay golf Ernie Els và Retief Goosen cùng tỉ phú Johann Rupert mà ông đã cất công mời cùng đi đến Nhà Trắng để thể hiện thiện ý với ông Trump. Tất cả 3 người này đều là người da trắng.

Tuy nhiên, điều đó không làm ông Trump hài lòng. "Chúng ta có hàng ngàn câu chuyện nói về nó, chúng ta có phim tài liệu, chúng ta có tin tức", ông chủ Nhà Trắng nói luôn. "Những thứ đó phải được trả lời".

Nga bắn hạ hơn 370 drone của Ukraine

Trong thông báo ngày 21-5, Nga tuyên bố lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ hơn 370 máy bay không người lái (drone) của Ukraine. Một số chiếc trong số này bị tiêu diệt khi đang tiến gần đến Matxcơva, khiến các sân bay của thủ đô tạm thời đóng cửa để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.

Cụ thể, trong một loạt thông báo, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trên Telegram rằng ít nhất 376 chiếc drone của Ukraine đã bị bắn hạ hoặc ngăn chặn trong ngày 21-5. Hầu hết đều ở trên các khu vực phía tây của Nga giáp với Ukraine và miền trung nước Nga.

Số liệu mới nhất cho biết 77 chiếc drone bị bắn hạ trong khoảng thời gian từ 20h đến 11h50 ngày 21-5 theo giờ địa phương. Không có báo cáo nào về thương vong, theo Reuters.

Ông Trump thừa nhận hậu quả của việc cắt giảm tài trợ nước ngoài

Tổng thống Trump thừa nhận việc thu hẹp Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và các chương trình viện trợ trên toàn thế giới gây hậu quả tàn khốc. Tuy nhiên, ông vẫn giữ lập trường các nước khác nên chia sẻ với thế giới.

Phát biểu khi gặp Tổng thống Nam Phi Ramaphosa trong chuyến thăm Nhà Trắng, ông Trump đã được một phóng viên hỏi về việc ông cắt giảm hầu hết viện trợ nước ngoài và cho biết quyết định này có tác động đáng kể đến châu Phi.

"Thật thảm khốc và hy vọng rằng nhiều người sẽ bắt đầu chi nhiều tiền", ông Trump nói. Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết đã nói chuyện với các quốc gia khác và yêu cầu họ đóng góp, chi tiền bởi Mỹ đã chi rất nhiều.

Mỹ nhận món quà là máy bay siêu sang từ Qatar

ông Trump - Ảnh 2.

Tổng thống Trump trong chuyến thăm Qatar ngày 15-5 - Ảnh: REUTERS

Mỹ đã chấp nhận một máy bay phản lực Boeing 747 hạng sang như một món quà từ Qatar ngày 21-5. Không quân Mỹ đã được yêu cầu tìm cách nâng cấp nhanh chóng nhất có thể để sử dụng làm chuyên cơ Air Force One mới cho Tổng thống Trump.

Quyết định tiếp nhận chiếc máy bay được Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth thông qua ngày 21-5. Người phát ngôn của Lầu Năm Góc Sean Parnell cho biết Bộ Quốc phòng "sẽ nỗ lực để đảm bảo các biện pháp an ninh phù hợp và các yêu cầu về nhiệm vụ chức năng được xem xét".

Tuy nhiên, món quà này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi, xoay quanh việc liệu một tổng thống Mỹ có được nhận quà trị giá hàng trăm triệu USD từ nước ngoài hay không. Một số người thậm chí còn gọi đây là khoản hối lộ tổng thống Mỹ lớn nhất trong lịch sử, theo Reuters.

Hàng viện trợ được phép vào Dải Gaza

Israel đã cho phép 100 xe tải cứu trợ chở bột mì, thức ăn trẻ em và thiết bị y tế vào Dải Gaza ngày 21-5, giữa lúc các tổ chức quốc tế cảnh báo tình trạng thiếu thốn của người dân tại đây vô cùng nghiêm trọng.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẽ chấp nhận lệnh ngừng bắn tạm thời để cho phép các con tin được trở về. Nhưng nếu không, ông cho biết sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự để giành quyền kiểm soát hoàn toàn Dải Gaza.

Sau 11 tuần phong tỏa nguồn cung cấp vào Dải Gaza, quân đội Israel cho biết tổng cộng 98 xe tải cứu trợ đã vào khu vực này trong ngày 19 và 20-5. Tuy nhiên, theo AFP, những nguồn cung cấp tối thiểu đó đã không đến được các bếp ăn từ thiện, tiệm bánh, chợ và bệnh viện của Dải Gaza.

Nhiều nước ngừng nhập khẩu thịt gà Brazil

Ngày 21-5 (giờ địa phương), Chính phủ Brazil xác nhận 21 quốc gia đã ngừng nhập khẩu thịt gà từ nước này sau khi xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao (H5N1) tại một số trang trại ở miền Nam.

Theo Bộ Nông nghiệp Brazil, các trường hợp nhiễm cúm gia cầm được ghi nhận tại bang Santa Catarina và Rio Grande do Sul. Đây là hai trung tâm sản xuất và xuất khẩu gia cầm chủ chốt của nền kinh tế số một Mỹ Latin.

TTXVN cho biết danh sách các quốc gia tạm ngừng nhập khẩu bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi, Saudi Arabia và một số nước thuộc Liên minh châu Âu.

Trung Quốc, vốn là thị trường tiêu thụ thịt gà lớn nhất của Brazil, đã đình chỉ nhập khẩu từ toàn bộ quốc gia, thay vì chỉ các khu vực bị ảnh hưởng. Điều này gây ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và có thể dẫn đến tồn kho, giảm giá nội địa và thiệt hại kinh tế.

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump

Sau chuyến công du ba nước vùng Vịnh, Tổng thống Trump công bố các thỏa thuận với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ USD. Nhưng khi rà soát kỹ từng hợp đồng và cam kết, không ít con số khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi về tính xác thực của nó.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Không còn chờ đợi sự ủng hộ từ Washington, Anh và EU đã phối hợp công bố loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga hôm 20-5.

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời chỉ được thực hiện khi nó tạo điều kiện cho việc thả các con tin bị Hamas bắt trước đó và đang giữ tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar