16/06/2024 10:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cá voi xám ngày càng nhỏ đi, chuyện gì xảy ra?

Kích thước cá voi xám bị giảm dần không chỉ tác động đến tỉ lệ sống sót và khả năng sinh sản của chúng, mà còn ảnh hưởng toàn bộ mạng lưới thức ăn.

Kích thước cá voi xám Thái Bình Dương giảm đi 13% trong 20-30 năm qua - Ảnh: eurekalert.org

Kích thước cá voi xám Thái Bình Dương giảm đi 13% trong 20-30 năm qua - Ảnh: eurekalert.org

Một nghiên cứu tiết lộ rằng kích thước của loài cá voi xám ven biển Thái Bình Dương đã bị giảm đáng kể 13% kể từ năm 2000. Điều này cho thấy tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người đang ảnh hưởng tiêu cực đến các loài động vật có vú ở biển.

Kích thước loài cá voi xám bị giảm dần có thể gây ra những hậu quả đáng kể đến tỉ lệ sống sót và khả năng sinh sản thành công, đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ mạng lưới thức ăn.

Nghiên cứu tập trung vào Nhóm kiếm ăn bờ biển Thái Bình Dương (PCFG), một tập hợp gồm khoảng 200 con cá voi trong quần thể Đông Bắc Thái Bình Dương (ENP) rộng hơn với khoảng 14.500 con.

Bằng cách phân tích các hình ảnh chụp từ năm 2016-2022 của 130 con cá voi, các nhà nghiên cứu quan sát thấy chiều dài của cá voi xám trưởng thành đã giảm đáng kể, với những con sinh năm 2020 có khả năng đạt chiều dài trưởng thành hoàn toàn khoảng 1,65m, ngắn hơn khoảng 13% so với những con sinh năm 2000. 

Đáng chú ý, sự suy giảm kích thước đặc biệt rõ rệt ở con cái, vốn đã từng lớn hơn con đực.

Được mệnh danh là "lính gác hệ sinh thái", những con cá voi này sinh sống ở vùng nước nông hơn, ấm hơn và gần bờ hơn so với đồng loại của chúng ở vùng biển Bắc Cực lạnh hơn và sâu hơn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chúng có thân hình, đầu và đuôi nhỏ hơn so với các loài khác.

Ông Kevin Bierlich, trợ lý giáo sư tại Đại học bang Oregon, đồng thời là tác giả nghiên cứu, cho biết những phát hiện này cho thấy hiện tượng thu nhỏ kích thước cơ thể của loài cá voi đang trở nên đáng lo ngại trong vài thập kỷ qua, và có khả năng báo hiệu nguy cơ suy giảm số lượng cá thể.

Ông Enrico Pirotta từ Đại học St. Andrews (Scotland) - cũng là tác giả chính của nghiên cứu - cho biết việc giảm kích thước có thể tác động bất lợi đến tỉ lệ sống sót của cá voi con và khả năng sinh sản thành công của cá voi trưởng thành, do những con nhỏ hơn có thể gặp khó khăn để tích lũy đủ năng lượng dự trữ cho việc di cư và sinh sản trong mùa đông.

Nghiên cứu cũng xác định mối tương quan giữa xu hướng này và những thay đổi trong chu kỳ nước dâng và nước lặng của đại dương. Nước dâng vận chuyển chất dinh dưỡng từ vùng nước sâu hơn đến vùng nông hơn, trong khi nước lặng, những chất dinh dưỡng này vẫn đọng lại vùng nông hơn, nơi ánh sáng tạo điều kiện cho sinh vật phù du và các loài nhỏ khác mà cá voi ăn phát triển.

Biến đổi khí hậu được biết đến là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chu kỳ của nước, thông qua những thay đổi về mô hình gió và nhiệt độ. 

Hơn nữa, tầm vóc nhỏ hơn không chỉ cản trở khả năng phát triển của cá voi, mà còn có thể làm tăng khả năng dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa như va chạm với thuyền và vướng vào ngư cụ, gây thêm rủi ro cho sự sống sót của chúng.

Cá voi sát thủ đổi tập tính, một mình săn cá mập trắng trong 2 phút

Các nhà khoa học vừa chứng kiến trường hợp cá voi sát thủ săn mồi đơn lẻ đầu tiên trên thế giới, đây cũng là lần săn mồi nhanh nhất từng được ghi nhận.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar