05/06/2010 16:03 GMT+7

Cà đắng: món ngon của người Êđê

KIM NHAN
KIM NHAN

TTO - Nói đến Tây nguyên, người ta thường nhắc đến cà phê. Nhưng vùng đất gió bụi này còn có nhiều đặc sản làm mê đắm bao người, trong đó có cà đắng - một sản vật dân dã của người Êđê.

Phóng to
Cà đắng um thịt trâu - Ảnh: C.M.T.

Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, sau được bà con trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm. Quả cà đắng giống cà pháo nhưng to hơn, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt có vị đắng rất đặc trưng.

Loại cà này có thể ăn sống nên trở thành món ăn khá hấp dẫn với những ai thích vị đắng. Cà đắng được chế biến thành nhiều món ăn trong bữa cơm người dân tộc như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt, đậu khuôn hoặc cà đắng um với ốc, ếch... Hai loại gia vị không thể thiếu để tạo nên mùi vị độc đáo của các món từ loại quả này là ớt và lá lốt.

Cắn một miếng, cảm nhận đầu tiên là vị đắng tứa vào chân răng và vị giòn ngọt ùa đến ngay sau đó. Nếm thử vài đũa bạn sẽ hấp dẫn ngay bởi vị đắng đằm thắm kết hợp với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.

Là một món ngon, cà đắng cũng rất tốt cho sức khỏe. Y Im Mlô, một già làng đã gắn bó cả đời với núi rừng Tây Nguyên nói: “Người Êđê mình nhờ ăn cà đắng mà leo núi cả ngày vẫn không đau cái lưng, mỏi cái đầu gối đấy”!

Đơn giản nhất trong cách ăn cà đắng là cà đắng giã nát cho thêm gia vị là muối, ớt, bột ngọt và các loại rau. Món này rất cay và đậm đà, ăn được rất nhiều cơm. Người Êđê không có điều kiện đi chợ thường xuyên, các loại cá khô thường được đồng bào dự trữ thường xuyên trong nhà nên các món ăn chế biến từ cà đắng rất gần gũi và thiết thực.

Món ăn phổ biến nhất chế biến từ cà đắng là nấu canh. Cà đắng khứa đôi hoặc tư, ngâm nưới muối pha loãng, canh sôi mới cho vào. Người ta cũng có thể cho các loại lá rừng vào trong canh tạo ra hương vị rất lạ mà vẫn thơm ngon, hấp dẫn người thưởng thức.

Canh cà đắng có mùi thơm, vị cay - đắng hài hòa giản dị, đậm đà mang đậm khí chất chất đồng bào vùng cao nơi đây.

Hiện nay, cà đắng cũng rất phổ biến trong thực đơn các nhà hàng ở vùng Tây nguyên và hấp dẫn bao thực khách. Nếu có dịp đến với vùng đất này bạn hãy thử một lần món cà đắng, chắc chắn sự hấp dẫn của nó sẽ làm bạn nhớ mãi.

KIM NHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar