28/07/2025 14:01 GMT+7

Bệnh vảy nến có thể trị khỏi được không?

Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính do rối loạn miễn dịch, với biểu hiện đặc trưng là mảng đỏ da, cộm, bong vảy trắng. Bệnh lý không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

vảy nến - Ảnh 1.

Bệnh nhân điều trị vảy nến tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Ảnh: BVCC

Bệnh chiếm 1-3% dân số

ThS Nguyễn Lan Anh - khoa da liễu dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - cho hay vảy nến là bệnh da tương đối phổ biến, chiếm từ 1-3% dân số, tổn thương gặp ở da, móng và khớp, tiến triển từng đợt xen kẽ.

Hiện nay bệnh được xác định là có cơ chế di truyền và tự miễn. Với việc điều trị đúng phác đồ và sự tư vấn thường xuyên của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, rất nhiều bệnh nhân vảy nến kiểm soát được bệnh trong thời gian rất dài.

Tuy nhiên thực tế nhiều bệnh nhân tự điều trị tại nhà và tin tưởng vào các phương pháp chữa bệnh không có cơ sở khoa học, các loại thuốc không rõ nguồn gốc. 

Những phương pháp, loại thuốc này (chủ yếu là các thuốc uống và tiêm có thành phần corticoid) chỉ làm giảm tổn thương vảy nến tạm thời nhưng gây hậu quả khó lường về sau.

Bệnh có thể chuyển từ vảy nến thể thông thường sang vảy nến thể mủ, vảy nến khớp gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây tử vong do tác dụng phụ của thuốc và gây khó khăn trong việc điều trị.

Thuốc sinh học, hướng đi cho điều trị vảy nến

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, khoa da liễu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - cho hay sự ra đời của thuốc sinh học đã mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị nhờ hiệu quả vượt trội so với các phương pháp điều trị cổ điển.

Theo chuyên gia này, thuốc sinh học (biotherapy) là các chế phẩm có nguồn gốc từ công nghệ sinh học, hoạt động bằng cách ức chế chọn lọc các cytokine gây viêm chính trong cơ chế bệnh sinh của vảy nến.

Bác sĩ Quỳnh nêu rõ, những người bệnh vảy nến có thể sử dụng thuốc sinh học là người bệnh vảy nến thể mảng trung bình - nặng; viêm khớp vảy nến; vảy nến mủ toàn thân, vảy nến đỏ da toàn thân. 

Bệnh nhân đã không đáp ứng hoặc không dung nạp với thuốc toàn thân cổ điển hoặc bệnh nhân có bệnh gan, thận, tim mạch.

Trẻ em bị vảy nến cần kiểm soát tổn thương sớm, tránh biến chứng thể khớp hoặc tâm lý.

"Hiện nay nhiều chuyên gia đồng thuận rằng thuốc sinh học có thể được chỉ định ngay từ đầu trong các trường hợp phù hợp nhằm kiểm soát viêm hệ thống, thay vì chỉ dùng sau khi thất bại với thuốc cổ điển", bác sĩ Quỳnh cho hay.

Cũng theo bác sĩ Quỳnh, thuốc sinh học mang lại hiệu quả cao, làm sạch tổn thương da nhanh và kéo dài, đạt PASI 90-100 (sạch hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn tổn thương).

Tác dụng nhanh, hiệu quả ngay từ những mũi đầu tiên, hiệu quả rõ rệt sau 12-16 tuần.

Tác động toàn thân, cải thiện tổn thương da, khớp, móng và kiểm soát viêm hệ thống, nâng cao rõ rệt chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ít tác dụng phụ hơn so với các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sinh học có hồ sơ an toàn tốt hơn và ít gây độc cho gan, thận. Thuốc sinh học có thể dùng được cho các đối tượng có chống chỉ định với thuốc toàn thân cổ điển.

Tiện lợi trong sử dụng: các thuốc này chỉ cần tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 2 - 12 tuần, phù hợp với người bận rộn, không mất thời gian bôi thuốc và uống thuốc hằng ngày mà vẫn duy trì được hiệu quả điều trị cao.

Hiện nay đa số các thuốc (Secukinumab, Ustekinumab, Adalimumab và Infliximab) đã được bảo hiểm y tế chi trả 50%, giảm gánh nặng điều trị về kinh tế cho người bệnh.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc sinh học

Để sử dụng thuốc sinh học, bác sĩ Quỳnh cho hay người bệnh cần được tầm soát trước điều trị lao tiềm ẩn, viêm gan B/C và các bệnh lý nhiễm trùng trước khi bắt đầu điều trị.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai, trẻ em và những người có bệnh nền cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc sinh học.

"Mặc dù hiệu quả cao nhưng chi phí điều trị bằng thuốc sinh học vẫn còn cao so với thu nhập bình quân của người Việt Nam", bác sĩ Quỳnh thông tin.

Uống 'thuốc đông y' trị vảy nến, không ngờ bị nhiễm độc asen mãn tính

Sau khi dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc được quảng cáo 'trị dứt hoàn toàn bệnh vảy nến', người đàn ông bị nhiễm độc asen mãn tính.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không khuyến khích các bệnh viện chụp hình bệnh nhân khi khám bảo hiểm y tế

TP.HCM không khuyến khích bệnh viện chụp hình bệnh nhân BHYT nếu chưa có quy trình, và quy chế bảo mật thông tin cá nhân đầy đủ.

Không khuyến khích các bệnh viện chụp hình bệnh nhân khi khám bảo hiểm y tế

Một phụ nữ không được lên máy bay vì vừa trải qua phẫu thuật thẩm mỹ

Một người phụ nữ cho biết đã bị từ chối lên máy bay của hãng hàng không Spirit Airlines sau khi trải qua một ca phẫu thuật thẩm mỹ.

Một phụ nữ không được lên máy bay vì vừa trải qua phẫu thuật thẩm mỹ

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Mỗi khi nồng độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m³, nguy cơ mất trí nhớ tăng 17%. Với bồ hóng, mỗi khi tăng thêm 1 µg/m³ thì nguy cơ mất trí nhớ tăng tới 13%...

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Thu hồi 2 lô thực phẩm chức năng bổ sung canxi, D3 vì ‘công bố một đằng, sản xuất một nẻo’

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định xử lý vi phạm Công ty TNHH Dược phẩm và Thực phẩm chức năng Hương Hoàng do sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm không đúng nội dung công bố đã được cấp phép.

Thu hồi 2 lô thực phẩm chức năng bổ sung canxi, D3 vì ‘công bố một đằng, sản xuất một nẻo’

Sự thật về tin đồn quế có thể chữa đau đầu gối trong 24 giờ

Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy quế có thể chữa khỏi hoặc thậm chí làm giảm đáng kể cơn đau đầu gối trong 24 giờ.

Sự thật về tin đồn quế có thể chữa đau đầu gối trong 24 giờ

Nhiễm liên cầu lợn khi chế biến tóp mỡ bị đứt tay

Người đàn ông 38 tuổi làm việc tại xưởng sản xuất chế biến tóp mỡ, trong quá trình làm việc bị đứt tay, vài ngày sau đó được phát hiện mắc bệnh liên cầu lợn.

Nhiễm liên cầu lợn khi chế biến tóp mỡ bị đứt tay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar