13/04/2023 15:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Y tế: Ca mắc COVID-19 tăng cục bộ, các địa phương cần kiểm soát tốt

Bộ Y tế nhận định hiện ca mắc COVID-19 tăng cục bộ ở một số địa phương, tuy nhiên dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát hiệu quả. Trong thời gian tới, ca mắc COVID-19 có thể gia tăng, các địa phương cần tăng cường kiểm soát.

Bộ Y tế: Ca mắc COVID-19 tăng cục bộ, các địa phương cần kiểm soát tốt - Ảnh 1.

Trưa 13-4, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp cung cấp thông tin báo chí về tình hình dịch COVID-19 gia tăng gần đây - T.MINH

Trưa 13-4, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp cung cấp thông tin báo chí về tình hình dịch COVID-19 gia tăng gần đây.

Vì sao số ca COVID-19 tại miền Bắc tăng nhanh?

Đánh giá tình hình dịch hiện nay, ông Phan Trọng Lân, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết hiện nay Việt Nam vẫn đang kiểm soát dịch bệnh, ca mắc tăng xảy ra cục bộ ở một số địa phương.

Cụ thể, thời gian qua tại khu vực phía Bắc, ghi nhận số mắc COVID-19 tăng cao, hơn 4 lần so với tuần trước đó.

"Tuần qua ghi nhận hai địa phương có ca mắc tăng cao, tại Lào Cai và Hà Nội. Tuy nhiên, chúng ta đã nhanh chóng kiểm soát tốt, chống dịch hiệu quả. Như Lào Cai, sau 5 ngày không có lan rộng ca mắc.

Tuy nhiên, về tình hình chung, số ca trong thời gian tới có thể có sự gia tăng", ông Lân nhận định.

Theo ông Lân, nhiều nguyên nhân dẫn đến số ca mắc COVID-19 những ngày qua tăng. Thứ nhất là do yếu tố thời tiết, khi miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa.

Thứ hai là do ý thức phòng bệnh của người dân, đặc biệt là đeo khẩu trang tại nơi công cộng, cơ sở khám chữa bệnh còn chưa đảm bảo.

"Một điểm nữa là vấn đề vắc xin. Các biện pháp đã triển khai từ vắc xin đã bao phủ hầu hết, tuy nhiên có nơi có chỗ tỉ lệ chưa đạt như mong muốn, nhất là nhóm nguy cơ cao. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, vắc xin vẫn là biện pháp hiệu quả, tăng miễn dịch với biến chủng Omicron, giảm ca tăng nặng và tử vong.

Các nhà khoa học cũng dự báo vi rút SARS-CoV-2 sẽ vẫn tiếp tục tồn tại. Vì thế, để không ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, cuộc sống, chúng ta cần tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao.

Những người có bệnh lý nền, trẻ em, người cao tuổi,… là nhóm có hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh. Vì vậy, cần tiêm vắc xin đầy đủ và đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch 2K", ông Lân khuyến cáo.

Bộ Y tế: Ca mắc COVID-19 tăng cục bộ, các địa phương cần kiểm soát tốt - Ảnh 2.

Công bố rõ ràng cho người dân biết để phòng, chống

Để kiểm soát dịch hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành đẩy mạnh tăng cường rà soát cấp độ dịch và công bố rõ ràng để người dân biết các biện pháp phòng chống, không hoang mang nhưng không được chủ quan.

"Với số mắc hiện nay, đánh giá về mặt sơ bộ tất cả các tỉnh, thành đều đang ở "màu xanh", chưa vượt qua cấp độ 1. Có tình trạng tăng cục bộ nhưng đã được kiểm soát tốt.

Bên cạnh đó, các địa phương phải theo dõi sát số liệu, đẩy mạnh tăng cường rà soát cấp độ dịch và công bố rõ ràng cho người dân biết để phòng, chống.

Ở cấp độ dịch xã phường sẽ phát hiện sớm nhất, gọn nhất, khoanh vùng nhanh nhất, xử lý dịch tại nguồn, không để ảnh hưởng tới vùng khác, ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội. Điều đó phụ thuộc lớn vào địa phương, tránh tạo sự hoang mang, cùng với cấp độ dịch là biện pháp phòng chống của địa phương", ông Lân nói.

Ông Lân cũng khẳng định, mục tiêu chống dịch COVID-19 trong giai đoạn tới là giảm nhập viện, tử vong, không quá tải hệ thống y tế.

Đã cần tiêm vắc xin mũi bổ sung

Thực tế, nhiều người dân Việt Nam đã tiêm mũi 3 - 4 vắc xin COVID-19 đủ 6 tháng. Vậy đến nay hiệu quả bảo vệ của vắc xin thế nào, có cần tiêm mũi bổ sung?

Trả lời vấn đề này, ông Lân cho biết mục tiêu của vắc xin là giảm ca nặng, nhập viện và tử vong. Cho đến nay, các nghiên cứu về miễn dịch đối với COVID-19 trên các đối tượng đã tiêm mũi 1, 2, 3, 4 là chưa đầy đủ.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những nghiên cứu trên thế giới và khuyến cáo của WHO để tiếp tục đưa ra lịch tiêm chủng phù hợp. Sắp tới chúng ta sẽ rà soát để làm thế nào có khuyến cáo kịp thời và đúng thời điểm.

Đôi khi tiêm sớm quá trong bối cảnh dịch đang được kiểm soát sẽ làm lãng phí nguồn lực. Chúng ta cần sự thận trọng, sử dụng hiệu quả vắc xin", ông Lân cho hay.

Người dân Hà Nội muốn tiêm vắc xin COVID-19, tìm mỏi mắt

Gần đây ca mắc COVID-19 mới tại Hà Nội tăng nhanh, nhiều người dân muốn tiêm đủ mũi vắc xin COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế, thế nhưng không dễ dàng tiếp cận với điểm tiêm chủng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời chửi mắng của cha mẹ ám ảnh tâm lý con suốt đời

Bạn có còn nhớ những lời nói nặng nề của cha mẹ dành cho mình khi còn bé?

Lời chửi mắng của cha mẹ ám ảnh tâm lý con suốt đời

Loạt vụ án sữa giả, thuốc giả, thực phẩm giả lớn điển hình được báo cáo Thủ tướng

Một loạt vụ án nghiêm trọng liên quan tới hàng giả, gian lận thương mại được đánh giá là lớn và điển hình gần đây đã được khởi tố.

Loạt vụ án sữa giả, thuốc giả, thực phẩm giả lớn điển hình được báo cáo Thủ tướng

COVID-19 quay lại tại Thái Lan, hơn 16.000 ca mắc trong tuần trước

Từ ngày 4 đến ngày 10-5, Thái Lan ghi nhận 16.607 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 6 ca tử vong.

COVID-19 quay lại tại Thái Lan, hơn 16.000 ca mắc trong tuần trước

Ca mắc COVID-19 ở Thái Lan gia tăng, tình hình tại Việt Nam thế nào?

Từ ngày 1 đến 10-5, Thái Lan đã ghi nhận 53.676 ca nhiễm COVID-19 và 16 ca tử vong.

Ca mắc COVID-19 ở Thái Lan gia tăng, tình hình tại Việt Nam thế nào?

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm nhận tiền ra sao khi 'tiếp tay' thực phẩm chức năng giả?

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong khai mỗi lần đoàn đi kiểm tra, hậu kiểm doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng đều được cấp dưới đưa cho một phong bì và nói "doanh nghiệp cảm ơn".

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm nhận tiền ra sao khi 'tiếp tay' thực phẩm chức năng giả?

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar