07/02/2025 11:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Nếu giao ngành quản lý viên chức tổng thể như quân đội sẽ làm tốt'

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay nếu giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như quân đội quản lý sẽ làm tốt việc điều chuyển giáo viên trên cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Nếu giao ngành quản lý viên chức tổng thể như quân đội sẽ làm tốt' - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 7-2, nêu ý kiến tiếp thu, giải trình các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết đây là luật mới, lực lượng nhà giáo đông và mong muốn nhiều.

Quyền trao cho một cơ sở quá sức sẽ là thảm họa với họ

Về việc dự luật giao thẩm quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay việc này thực hiện theo tinh thần phân cấp và sẽ phân cấp mạnh trực tiếp cho cơ sở giáo dục hoặc cho cơ quan quản lý giáo dục.

Bộ trưởng Sơn nhấn mạnh tinh thần phân cấp là đúng. Tuy nhiên, trên 63 tỉnh thành với hơn 50.000 cơ sở giáo dục có quy mô khác nhau. Cũng là cơ sở giáo dục nhưng trường mầm non và trung học khác nhau. Hoặc trường trung học ở Hà Nội và trường trung học ở miền núi lại khác nhau.

"Ví dụ một trường mầm non và tiểu học ở vùng xa có thể giao cho họ tuyển dụng viên chức. Nhưng các quy định tuyển dụng viên chức là phải tự lập hội đồng, làm đề thi như viên chức thì các trường chịu chết.

Việc giao này là thành thảm họa cho họ chứ không phải cứ giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ làm được.

Giao cho một trường tiểu học mà thầy chưa làm tuyển dụng bao giờ, loay hoay lập hội đồng, không đủ người để làm hội đồng thi, ra đề thi, chấm thi, đánh giá, thanh tra, kiểm tra....

Đây là thi tuyển dụng viên chức nên có những đòi hỏi rất hoành tráng, sẽ quá sức cho họ và quyền trao cho một cơ sở quá sức sẽ là thảm họa với họ", ông Sơn nêu rõ.

Theo ông Sơn, nếu giao cho cơ sở giáo dục tuyển dụng, ví dụ ở cấp sở, có lực lượng để ra đề, chấm thi, thanh tra, kiểm tra, mà tuyển dụng có địa chỉ cho các trường.

"Các trường tiểu học nói rằng nếu giao cho tuyển dụng thì áp lực kinh khủng dội lên từ các phía...

Vì thế, với những cơ sở giáo dục đủ sức có thể gánh được, nên rất mạnh dạn phân cấp giao cho họ tuyển dụng. Nhưng những khu khác không đủ năng lực thì nên linh hoạt hơn với vấn đề này", ông Sơn nói thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề xuất điều ao ước như "quân đội"

Dự luật đề xuất nhà giáo đã công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên được cơ sở giáo dục nơi nhà giáo công tác và cơ quan quản lý giáo dục theo thẩm quyền giải quyết cho thuyên chuyển khi nơi đến đồng ý tiếp nhận.

Nêu ý kiến về nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phân tích với quy định này, nhà giáo có nguyện vọng chỉ được thuyên chuyển khi đáp ứng ba điều kiện là nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục đồng ý.

Nhưng điều dẫn đến không công bằng với các giáo viên đang cắm bản, công tác vùng sâu, vùng xa trong nhiều năm.

"Nhiều nơi họ không đồng ý, viện đủ lý do như đủ biên chế, không cần chuyên ngành đó để từ chối. Vì vậy có tình trạng cô giáo cắm bản 10-20 năm không được thuyên chuyển", ông Phương nói.

Ông đề xuất để Nhà nước thuyên chuyển giáo viên theo nguyện vọng thì phải gắn với điều khoản về điều động. Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có quyền điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược, sau một thời hạn nhất định.

Lấy ví dụ như quân đội, cán bộ, chiến sĩ nhận nhiệm vụ điều động là phải lập tức thi hành. Nhiều sĩ quan quân đội xung phong đi miền núi. Dù chế độ đãi ngộ cao nhưng họ vẫn phải hy sinh, cống hiến nhiều.

"Có người nói đi bộ đội quen rồi, làm gì có quen với khổ và xa nhà bao giờ", ông Phương nói.

Vì vậy, ông đề xuất cần có cơ chế tương tự với giáo viên. "Điều động là phải đi, họ là viên chức nhà nước. Không đi là nghỉ việc. Ưu ái nhưng kỷ luật phải nghiêm minh", ông Phương nêu.

Trong trường hợp không thuyên chuyển được, ông Phương cho rằng cơ quan nhà nước có quyền điều động từ miền ngược về xuôi, từ vùng khó khăn về thuận lợi, có thể xa nhà một tí, ví dụ huyện A lên huyện B miền núi, nhưng đủ 3 năm có thể về huyện C ở đồng bằng.

Phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thực hiện chính sách vượt trội, đây là đối tượng cần có chính sách vượt trội.

Giải trình về tăng cường điều động giáo viên trên cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ ngành giáo dục "ao ước việc này" nhưng ngành rất khác với quân đội. Cụ thể, ngành giáo dục không quản lý được viên chức mà giao cho cấp tỉnh.

"Hiện nay, với cấp tỉnh, trong các huyện khác nhau chỉ điều động được ở trung học, còn tiểu học huyện này không chuyển sang huyện khác được.

Quản lý viên chức trao cho cấp tỉnh và phân cấp đối với mầm non, tiểu học chỉ cấp huyện. Do đó trong dự luật là đang giao cho cấp sở để điều động trong toàn tỉnh cũng là thay đổi mang tính cách mạng rồi.

Nếu như giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như quân đội quản lý sẽ làm tốt. Hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nêu thêm.

Trưởng Ban Công tác đại biểu: Học thêm dù tự nguyện cũng không được thu tiền

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị bổ sung quy định dù phụ huynh tự nguyện cho con học thêm thì nhà giáo cũng không được thu tiền.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người đàn ông có biểu hiện bất thường mắc kẹt trên biển quảng cáo

Người đàn ông có biểu hiện bất thường leo lên biển quảng cáo cao khoảng 15m và mắc kẹt trên đó. May mắn lực lượng chức năng giải cứu kịp thời.

Người đàn ông có biểu hiện bất thường mắc kẹt trên biển quảng cáo

Đà Nẵng, Nghệ An, Lâm Đồng mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường

Đà Nẵng, Nghệ An và Lâm Đồng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường thuộc ba tỉnh này.

Đà Nẵng, Nghệ An, Lâm Đồng mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường

Bão số 2 mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, dự báo còn mạnh thêm

Chiều tối nay, cường độ bão số 2 (bão Danas) mạnh lên cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Dự báo bão có khả năng mạnh thêm trong 24 giờ tới.

Bão số 2 mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, dự báo còn mạnh thêm

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Trời mưa, đường trơn khiến hai xe tải đối đầu trên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông qua Quảng Trị, rồi lao vào mái sân nhà dân ven đường.

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang đã kiến nghị UBND tỉnh này ưu tiên bố trí 1 triệu m3 đá để làm dự án, công trình phục vụ APEC 2027.

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar