24/07/2025 07:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Nội vụ đề xuất không xóa bỏ, cắt giảm tiền lương khác khi tăng lương tối thiểu

Bộ Nội vụ đề xuất người sử dụng lao động không xóa bỏ, cắt giảm tiền lương khác của người lao động khi tăng lương tối thiểu vùng.

lương tối thiểu - Ảnh 1.

Công nhân sản xuất trong dây chuyền xuất khẩu ở một nhà máy may mặc tại tỉnh Bắc Ninh - Ảnh: HÀ QUÂN

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Cách tính mức lương áp dụng đối với các trường hợp cụ thể

Theo dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất mức lương tối thiểu tháng dự kiến từ 1-1-2026 tại vùng I là 5,31 triệu đồng/tháng, vùng II là 4,73 triệu đồng/tháng, vùng III là 4,14 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,7 triệu đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 250.000 - 350.000 đồng (tương ứng tỉ lệ bình quân 7,2%) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Mức lương tối thiểu giờ tương ứng theo 4 vùng, cụ thể vùng I là 25.500 đồng/giờ, vùng II là 22.700 đồng/giờ, vùng III là 20.000 đồng/giờ, vùng IV là 17.800 đồng/giờ.

Tại dự thảo, Bộ Nội vụ cũng đề xuất cách thức tính mức lương áp dụng đối với các trường hợp cụ thể.

Theo đó, với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày, hoặc theo sản phẩm, hoặc lương khoán, mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng, hoặc mức lương tối thiểu giờ.

Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Đáng chú ý, dự thảo đề xuất người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Đặc biệt, không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động (gồm cả thỏa thuận về chế độ trả lương cho người lao động làm công việc, hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu) so với quy định, thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Đề xuất địa bàn áp dụng vùng lương tối thiểu

Về địa bàn áp dụng vùng lương tối thiểu, theo dự thảo được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.

Cụ thể, người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên, hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên, hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn, hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

Bộ Nội vụ hướng dẫn cách tính tiền lương làm thêm giờ

Theo Bộ Nội vụ, tiền lương làm thêm giờ được xác định dựa trên tiền lương thực trả của công việc đang làm của người lao động, chia cho thời gian làm việc thực tế của người lao động do doanh nghiệp lựa chọn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trị căn bệnh 'nhìn mặt hét giá tiền', dễ hay khó?

Những vụ bán thức ăn với giá 'trên trời' vừa qua diễn ra tại nhiều nơi nhưng lại có điểm chung đều nhắm vào khách từ nơi khác đến.

Trị căn bệnh 'nhìn mặt hét giá tiền', dễ hay khó?

Hơn 1.000 trụ sở sau sáp nhập sẽ được TP.HCM sắp xếp ra sao?

TP.HCM đang dùng các trụ sở hiện có để đảm bảo hoạt động không gián đoạn sau sáp nhập. Khi bộ máy ổn định, thành phố sẽ rà soát, sắp xếp lại tài sản công theo hướng hiệu quả, tránh lãng phí.

Hơn 1.000 trụ sở sau sáp nhập sẽ được TP.HCM sắp xếp ra sao?

344 nhà trọ, căn hộ kết hợp kinh doanh nguy cơ cháy cao ở TP.HCM bị buộc dừng hoạt động

344 nhà trọ, căn hộ, nhà ở kết hợp sản xuất và kinh doanh tại TP.HCM bị yêu cầu tạm dừng hoạt động do không khắc phục các vi phạm về phòng cháy chữa cháy đúng thời hạn theo quy định.

344 nhà trọ, căn hộ kết hợp kinh doanh nguy cơ cháy cao ở TP.HCM bị buộc dừng hoạt động

Kẹt xe trên cao tốc TP.HCM - Long Thành: Lỗi do sửa cầu rồi mới báo?

Những ngày qua, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hay kẹt xe kéo dài, đặc biệt tại khu vực cầu Long Thành khiến người dân mệt mỏi.

Kẹt xe trên cao tốc TP.HCM - Long Thành: Lỗi do sửa cầu rồi mới báo?

Tiểu thương bán thịt heo 'đứng hình' vì dịch tả heo châu Phi

Chợ ở Quảng Ngãi vẫn nhộn nhịp người mua nhưng các quầy thịt heo thưa thớt, nhiều sạp đóng cửa vì ế. Nguyên nhân bởi người tiêu dùng sợ dịch tả heo châu Phi.

Tiểu thương bán thịt heo 'đứng hình' vì dịch tả heo châu Phi

Vì sao bệnh viện phải chụp hình bệnh nhân khi khám bảo hiểm y tế?

Vì sao bệnh nhân đi khám bảo hiểm y tế, bệnh viện cứ phải chụp hình bệnh nhân?

Vì sao bệnh viện phải chụp hình bệnh nhân khi khám bảo hiểm y tế?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar