20/01/2025 18:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bọ biển khổng lồ ngoài khơi Việt Nam được đặt tên theo nhân vật của Star Wars

Các nhà khoa học vừa xác định một loài bọ biển khổng lồ mới ngoài khơi Việt Nam. Họ đặt tên nó là Bathynomus vaderi do phần đầu giống chiếc mũ của nhân vật phản diện Darth Vader trong loạt phim Star Wars.

Phát hiện bọ biển khổng lồ ngoài khơi Việt Nam - Ảnh 1.

Đầu của Bathynomus vaderi trông giống mũ của nhân vật phản diện Darth Vader trong phim "Star Wars" - Ảnh: Nguyễn Thanh Sơn

Loài bọ biển này được phát hiện sau khi các nhà khoa học mua một số loài giáp xác từ ngư dân và nhà hàng để nghiên cứu khi chúng ngày càng được nhiều người biết đến như một đặc sản địa phương.

Loài bọ biển mới

Kết quả nghiên cứu về loài bọ biển này được nhóm tác giả công bố trên tạp chí khoa học Zookeys ngày 14-1. Đây là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Cục Nghiên cứu đổi mới sáng tạo quốc gia Indonesia (BRIN) và Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam (VNU).

Bọ biển khổng lồ là động vật giáp xác thuộc chi (giống) Bathynomus A. Milne-Edwards, 1879, lớp Chân đều (Isopoda), họ Cirolanidae. Chúng sống ở đáy biển sâu, thường ở độ sâu hơn 500m. Theo CNN, các nhà khoa học xác nhận một số đặc điểm cấu trúc cơ thể của B. vaderi khác biệt đáng kể so với các mẫu vật Bathynomus khác được tìm thấy ở Biển Đông.

Mẫu vật lớn nhất trong nghiên cứu nặng hơn 1kg và dài 32,5cm, khiến B. vaderi trở thành một trong những loài Isopod lớn nhất thế giới được biết đến. Loài bọ được phát hiện và nghiên cứu bởi TS Nguyễn Thanh Sơn, khoa sinh học Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng hai nhà khoa học Singapore và Indonesia.

Bọ biển khổng lồ ngoài khơi Việt Nam được đặt tên theo nhân vật của Star Wars - Ảnh 2.

Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Conni Sidabalok đang kiểm tra các mẫu vật Bathynomus vaderi tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Lee Kong Chian ở Singapore - Ảnh: Rene Ong

Cấu trúc cơ thể tổng thể của các loài giáp xác Bathynomus tương tự như nhiều họ chân đốt Isopod sống ở vùng nước nông. Tuy nhiên, chúng đã tiến hóa để có kích thước lớn hơn đáng kể, theo tiến sĩ Conni Sidabalok, đồng tác giả nghiên cứu.

Ngư dân bắt được B. vaderi khi đánh bắt ở vùng biển sâu thuộc Biển Đông, cách bờ biển thành phố Quy Nhơn khoảng 50 hải lý về phía tây quần đảo Trường Sa. B. vaderi sống ở đáy biển và ăn xác động vật, giúp tái chế chất dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn vùng biển sâu.

Hiện tại, chỉ có 11 loài Bathynomus "siêu lớn" và 9 loài "khổng lồ" được biết đến, với một số loài đang chờ được mô tả chính thức. B. vaderi là loài Isopod siêu lớn thứ hai được ghi nhận ở Biển Đông.

Dễ bị khai thác quá mức

Theo nghiên cứu, trong những năm gần đây, các loài Bathynomus khác như B. jamesi đã trở thành đặc sản ở Việt Nam, với phần thịt được so sánh với tôm hùm.

Vào năm 2017, một số mẫu vật được bán với giá lên đến 2 triệu đồng. Đến đầu năm 2024, khi ngư dân bắt và bán nhiều Bathynomus hơn, giá giảm còn khoảng 1 triệu đồng.

Các nhà khoa học đang lo ngại cho tương lai của loài giáp xác siêu lớn này. 

Theo bà Sidabalok, chúng chỉ đẻ một số lượng trứng nhỏ và trứng nở thành con. Tốc độ sinh sản chậm khiến chúng đặc biệt dễ bị khai thác quá mức.

Nhóm nghiên cứu tin rằng ngoài khu vực tây Trường Sa, B. vaderi còn tồn tại ở những vùng biển khác của Việt Nam trên Biển Đông, nhưng việc phát hiện thêm chúng cần thêm thời gian.

Hiện nay, mẫu vật chuẩn của loài Bathynomus vaderi được lưu trữ tại Bảo tàng Sinh học, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Lee Kong Chian, Đại học Quốc gia Singapore.

TS Nguyễn Thanh Sơn cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu các nhóm động vật giáp xác. Đồng thời phối hợp với các đồng nghiệp nghiên cứu các nhóm động vật không xương sống khác.

Phát hiện bất ngờ: Nhiều loài cá voi sống hơn 100 năm, có con 211 tuổi

Nghiên cứu ghi nhận khoảng 10% cá voi trơn phương Nam sống tới hơn 130 năm, và một con cá voi Greenland đã sống tới 211 năm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất 4,2 độ ở Kon Tum

Trưa 25-5, tại khu vực huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) xảy ra một trận động đất mạnh 4,2 độ (độ lớn M). Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Động đất 4,2 độ ở Kon Tum

Nghiên cứu mới chỉ cách cắt hành không bị cay mắt

Một nghiên cứu dựa trên vật lý mới đây cung cấp những thông tin hữu ích giúp chúng ta không bị cay mắt khi cắt hành.

Nghiên cứu mới chỉ cách cắt hành không bị cay mắt

Vì sao đá Mặt trăng có từ tính dù Mặt trăng không có từ trường?

Nhiều loại đá trên Mặt trăng có từ tính mạnh, trong khi nơi này không có từ trường. Câu trả lời có thể đến từ một vụ va chạm thiên thạch khổng lồ trong quá khứ.

Vì sao đá Mặt trăng có từ tính dù Mặt trăng không có từ trường?

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar