09/01/2025 21:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... nhiều loài đang tiến hóa 'ngược'?

Cây gỗ gụ nhỏ lại. Voi không còn ngà. Chim xây tổ bằng dây gai... Nhiều loài đã tiến hóa 'ngược' để tồn tại khi con người thống trị khiến chúng mất dần cơ hội sống.

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 1.

Voi châu Phi không ngà ở công viên quốc gia Gorongosa - Ảnh: Jennifer Guyton

Sự ảnh hưởng của con người đã chạm đến mọi ngóc ngách trên Trái đất, từ nơi cao nhất của những ngọn núi cho đến nơi sâu nhất của đại dương. Nhiều thực vật và động vật đã tiến hóa để thích nghi với sự thống trị của con người, theo báo Guardian.

Dưới đây là một số ghi nhận của các nhà nghiên cứu về những thay đổi của thế giới tự nhiên trong thế kỷ 21.

Cây gỗ gụ nhỏ lại

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 2.

Những cây gỗ gụ khổng lồ là mục tiêu của lâm tặc - Ảnh: Jason Houston

Những cây gỗ gụ lớn nhất, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, đã bị chặt để lấy gỗ. Số lượng của chúng đã giảm hơn 70% tại một số nước kể từ năm 1970. Các cây gỗ gụ lâu năm phần lớn đã biến mất song loài này vẫn phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực.

Tuy nhiên, loài cây này không còn phát triển cao lớn (20m hoặc hơn) như xưa nữa. Cây gỗ gụ hiện nay nhỏ và ít có giá trị thương mại hơn. Khi cây lớn bị chặt đi, loài này không thể sinh sản và chia sẻ bể gene đa dạng vốn thúc đẩy phát triển chiều cao của cây nữa.

Chim xây tổ bằng gai

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 3.

Chim ác là xây tổ bằng gai - Ảnh: Natural History Museum Rotterdam

Chim ác là thường dùng cành cây để xây và bao bọc tổ của chúng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những con chim ác là nhổ những chiếc gai trong thiết bị gai đuổi chim và dùng chúng bao bọc tổ để bảo vệ trứng khỏi động vật săn mồi như quạ.

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Auke Florian Hiemstra phát hiện ngày càng nhiều loài chim dùng vật liệu nhân tạo để bảo vệ tổ của chúng.

Sao biển giòn chui vào chai bia

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 4.

Sao biển Astrophiura caroleae thích sống trong chai bia - Ảnh: Smithsonian Natural History Museum

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2018, Astrophiura caroleae là một loài mới của sao biển giòn. Các nhà khoa học phát hiện chúng rất thích sống ở những nơi kỳ lạ.

Tiến sĩ Hugh Carter, chuyên gia về sao biển tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Anh, cho biết hầu hết những con sao biển Astrophiura caroleae được nhìn thấy sống trong các chai bia ở độ sâu khoảng 300m dưới đáy biển và một số con sống trong lốp xe.

Điều thú vị là chúng thường sống trên nền cứng, chủ yếu là trên đá, nhưng chúng lại thích sống trong các mẩu rác do con người thải ra.

Vỏ ốc nhạt màu hơn

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 5.

Vỏ ốc sên nhạt màu tại các thành phố của Hà Lan - Ảnh: Biosphoto

Các nhà nghiên cứu đã quan sát hình chụp vỏ ốc sên tại Hà Lan và phát hiện những con ốc sống tại trung tâm các thành phố đã tiến hóa để có vỏ màu nhạt. Họ tin rằng sự thay đổi này là kết quả của việc nhiệt độ nóng hơn trong các thành phố, có thể cao hơn 8 độ C so với vùng nông thôn.

Theo giáo sư Menno Schilthuizen, nhà sinh học tiến hóa người Hà Lan, ốc sên có vỏ sẫm màu sẽ cảm thấy nóng hơn, có nguy cơ chết vì nắng nóng. Có lẽ vỏ ốc nhạt màu sẽ giúp ốc sên mát hơn để chống chọi với những ngày nóng nhất trong thành phố.

Cánh chim én ngắn hơn

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 6.

Chim én vách đá làm tổ gần một con đường - Ảnh: Ingrid Taylar

Chim én vách đá ở tây nam bang Nebraska, Mỹ thường làm tổ dưới dạ cầu và hay bị ô tô tông trúng. Tuy nhiên, một nghiên cứu thực hiện năm 2013 nhận thấy loài chim này đã thích ứng với rủi ro bằng cách phát triển cánh ngắn lại.

Cánh ngắn giúp chim én nhanh nhẹn hơn, cho phép chúng nhanh chóng tránh các phương tiện giao thông đang lao tới chúng, trong khi cánh dài hơn khiến chúng dễ chết hơn.

Voi không còn ngà

Quần thể voi thảo nguyên châu Phi từng giảm mạnh số lượng hơn 90% tại công viên quốc gia Gorongosa, Mozambique. Ngày nay, quần thể voi này đang dần phục hồi và là một trong những ví dụ điển hình cho sự phục hồi toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu cho biết điều đáng chú ý là nhiều voi cái trong quần thể này không có ngà - một hệ quả từ việc voi không ngà ít bị những kẻ săn trộm nhắm tới. Sự thay đổi tương tự cũng được ghi nhận tại Tanzania.

Đây là sự thích ứng đáng buồn để chống lại nạn săn trộm xảy ra trong những thập kỷ trước, với kết quả là số lượng voi châu Phi được sinh ra với ngà ngắn hoặc không có ngà tăng lên.

Tìm thấy 'mắt xích bị thiếu' trong chuỗi tiến hóa của động vật chân khớp

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy hóa thạch của một loài vật giống hình con tôm, có 5 mắt, tồn tại từ cách đây 520 triệu năm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Để tăng trưởng kinh tế 2 con số trong giai đoạn 2025 - 2030, Khánh Hòa đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó sẽ trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu quốc gia, khu vực.

Khánh Hòa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Dòng hải lưu gần Nam Cực 'đảo chiều' lần đầu tiên trong lịch sử?

Có thông tin cho rằng các nhà khoa học vừa phát hiện dòng hải lưu ở Nam Đại Dương “đã đảo chiều” lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận. Nhưng sự thực có phải như vậy?

Dòng hải lưu gần Nam Cực 'đảo chiều' lần đầu tiên trong lịch sử?

Phát hiện côn trùng có thể nghe cây cối 'nói chuyện'

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học chứng minh được côn trùng không chỉ nghe được âm thanh phát ra từ cây cối mà còn sử dụng thông tin đó để đưa ra quyết định.

Phát hiện côn trùng có thể nghe cây cối 'nói chuyện'

163 tỉ đồng giúp Quảng Trị bảo tồn sao la trước nguy cơ tuyệt chủng

Chiến lược bảo tồn Trung Trường Sơn giai đoạn 2026 - 2030 vừa được WWF-Việt Nam công bố tại Quảng Trị, với trọng tâm là bảo tồn loài sao la quý hiếm và phục hồi hệ sinh thái rừng.

163 tỉ đồng giúp Quảng Trị bảo tồn sao la trước nguy cơ tuyệt chủng

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Giành ngôi vô địch vòng quốc gia robocon Việt Nam vào giữa tháng 6-2025, các sinh viên đội LH-UDS từ Trường ĐH Lạc Hồng đang chuẩn bị hướng đến vòng chung kết sắp tới.

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vệt sáng xuất hiện trên bầu trời sáng nay là do Trung Quốc đã phóng thành công tàu chở hàng vũ trụ Thiên Châu 9 từ bãi phóng Văn Xương, tỉnh Hải Nam.

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar