06/11/2023 10:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM thể hiện sự tương trợ và hợp tác toàn diện

Trong chọn lựa thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM, tôi lấy phong cách "thiết kế phẳng - Flat Design" làm chủ đạo theo xu thế hiện nay.

Hình ảnh biểu tượng là cách điệu nhiều người đang nắm tay nhau thành một vòng tròn như thành một quả địa cầu. Hình ảnh này thể hiện sự kết nối, tương trợ và hợp tác toàn diện với nhau trong mọi hoàn cảnh.

Hình ảnh biểu tượng là cách điệu nhiều người đang nắm tay nhau thành một vòng tròn như thành một quả địa cầu. Hình ảnh này thể hiện sự kết nối, tương trợ và hợp tác toàn diện với nhau trong mọi hoàn cảnh.

Xu hướng thiết kế phẳng hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích như: hiệu quả thị giác tốt hơn, sử dụng hình ảnh trên nhiều vật liệu khác nhau, tiếp thị hình ảnh và quảng bá chuyên nghiệp trên nhiều nền tảng số.

Đồng thời, các đặc điểm của Flat Design giúp tiết kiệm không gian xây dựng, tối ưu không gian lưu trữ, tối đa hóa chi phí khi áp dụng vào thực tế và tạo sự khác biệt hiện đại.

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM sẽ gồm ba hạng mục chính gồm:

- Ngôi sao chính giữa chính là biểu tượng của sao vàng 5 cánh đất nước Việt Nam, là cầu nối tạo sự công bằng giữa tất cả các thành viên. Tôi chọn biểu tượng ngôi sao vì tính biểu trưng cao và nhiều địa phương trên khắp thế giới đều ít nhiều có ẩn dụ là ngôi sao.

- Có hai bàn tay cách điệu lớn đan vào nhau từ dưới lên, ôm trọn lấy ngôi sao năm cánh. Hai bàn tay đan làm một thể hiện về hợp tác cùng có lợi, bình đẳng. Thêm vào đó gạch nối bên dưới ở giữa hai bàn tay ngoài tạo sự liên kết của quả cầu, thì còn tạo thành một chữ H "ẩn dụ" về Ho Chi Minh City của chúng ta nữa.

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM cần tính đến việc hiện diện đa dạng trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng.

Do đó tôi rất mong muốn trong dịp kỷ niệm ngày đặc biệt này thì tất cả thiết bị cầm tay cá nhân, doanh nghiệp hay cơ quan thành phố đều để logo này như hình dưới đây:

Bài dự thi thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM: - Ảnh 2.

Phần hiển thị có thể chỉnh sửa thêm vào biểu tượng chính của TP.HCM.

Tùy vào người dùng, doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thể thêm các thông tin khác như: điện thoại, địa chỉ, email.

Nó vừa giống một cái bưu thiếp nhưng cũng có thể trở thành một cái post card đầy ấn tượng và tạo sự khác biệt như hình dưới:

Trong thời đại 4.0, tiếp thị hình ảnh và tiêu dùng là cách nhanh nhất để nhận diện thương hiệu, ngày Hữu nghị của TP.HCM sẽ có rất nhiều chiếc áo thun có biểu tượng này. Biểu tượng không quá "chói" mắt, mà đầy tinh tế để ai cũng thấy "sang" khi khoác lên mình, như hình dưới:

Trong thời đại 4.0, tiếp thị hình ảnh và tiêu dùng là cách nhanh nhất để nhận diện thương hiệu, ngày Hữu nghị của TP.HCM sẽ có rất nhiều chiếc áo thun có biểu tượng này. Biểu tượng không quá "chói" mắt, mà đầy tinh tế để ai cũng thấy "sang" khi khoác lên mình, như hình dưới:

Bài dự thi thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM: - Ảnh 4.

Ngoài ra, với biểu tượng vừa phải, đơn giản, có thiết kế phẳng thì việc tìm không gian để đặt biểu tượng cũng sẽ dễ dàng. Có thể đặt ở nhiều nơi, sử dụng nhiều loại chất liệu để tạo thành biểu tượng cho phù hợp với không gian và hoàn cảnh sử dụng.

Tôi mong muốn biểu tượng của mình được đặt ở nhiều nơi, nhất là: Bến Bạch Đằng, vòng xoay Quách Thị Trang, phố đi bộ Nguyễn Huệ, bến cảng Nhà Rồng, khu vực nhà thờ Đức Bà - Bưu điện thành phố…

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM trong thời đại mới hướng tới hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ được bản sắc, cái chất riêng có nên rất cần sự chung tay.

Tôi mong muốn biểu tượng của mình có thể len lỏi vào mọi nơi của thành phố để tất cả đều thấy, đều nhớ, đều hiểu và gắn bó với nhau.

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM thể hiện sự tương trợ và hợp tác toàn diện - Ảnh 5.

Mời bạn đọc dự thi ý tưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

Để quảng bá và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TP.HCM với các thành phố bạn bè trên thế giới, đồng thời thể hiện sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng trong việc tạo điểm nhấn về đối ngoại, giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa cũng như chia sẻ về những vấn đề có tính toàn cầu;

Được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Sở Ngoại vụ TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Công ty Xi măng INSEE đồng hành, tổ chức cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM.

Cuộc thi là cơ hội để mọi người tham gia đề xuất, nêu ý tưởng, đóng góp sáng kiến, thậm chí phác thảo thiết kế một công trình mang tính biểu tượng "TP.HCM - thành phố hữu nghị toàn cầu".

Đó là biểu tượng mở vì thành phố sẽ tiếp tục kết nghĩa với nhiều thành phố khác trên thế giới để mở rộng quan hệ, tăng tính kết nối, nâng tầm hiểu biết lẫn nhau cùng xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị và tốt đẹp hơn.

Công trình biểu tượng này kỳ vọng là điểm nhấn mỹ quan của thành phố, đồng thời cũng là một điểm đến đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM, dự kiến sẽ được xây dựng tại Công viên Lam Sơn trên trục đường Lê Lợi trước Nhà hát TP.HCM.

Cuộc thi mời gọi các đối tượng dự thi là công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam, người nước ngoài ở các địa phương có quan hệ hữu nghị hợp tác với TP.HCM, có thể dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm.

Thời gian gửi bài dự thi bắt đầu từ 27-10 đến hết ngày 27-12-2023. Hình thức dự thi có thể viết bài, làm đồ họa, video, powerpoint, công trình, dự án... để đưa ra các ý tưởng, phác thảo cụ thể về các biểu tượng phù hợp với TP.HCM hiện nay và sau này.

Gửi bài dự thi trực tiếp vào email: [email protected].

Các bản sao giấy tờ liên quan theo quy định khi gửi email phải scan và xuất thành file mềm định dạng JPEG hoặc PDF. Thời gian nhận bài được tính theo thời gian trên thư điện tử.

Cuộc thi có các giải thưởng:

- 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng;

- 1 giải nhì trị giá 25 triệu đồng;

- 1 giải ba trị giá 10 triệu đồng;

- 5 giải khuyến khích trị giá 3 triệu đồng/giải.

Kết thúc cuộc thi, lễ trao giải sẽ diễn ra cùng một hội thảo (dự kiến cuối tháng 12-2023) lắng nghe ý kiến lãnh đạo UBND TP.HCM, lãnh đạo các sở ban ngành, chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc cùng các bạn đọc đoạt giải.

Quả cầu biểu tượng hữu nghị của TP.HCM

Quả cầu hữu nghị được xây dựng tại công viên Lam Sơn, trước Nhà hát TP.HCM sẽ trở thành điểm nhấn mỹ quan của TP. Đồng thời là một điểm đến đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar