27/01/2024 10:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biểu tượng để TP.HCM làm bạn với thế giới

Biểu tượng hữu nghị ở trung tâm TP là công trình mà nhiều TP lớn trên thế giới đã có, tạo dấu ấn khó quên trong mắt bạn bè quốc tế. Và TP.HCM của chúng ta cũng sẽ có một biểu tượng như vậy.

Phối cảnh biểu tượng sóng nước được trình chiếu công nghệ 3D mapping về đêm của tác giả đoạt giải nhất Bùi Minh Châu  - Ảnh: NVCC

Phối cảnh biểu tượng sóng nước được trình chiếu công nghệ 3D mapping về đêm của tác giả đoạt giải nhất Bùi Minh Châu - Ảnh: NVCC

Cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM do báo Tuổi Trẻ, Sở Ngoại vụ TP.HCM phối hợp thực hiện, với đơn vị đồng hành là Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Xi măng INSEE.

Hôm qua (26-1), lễ trao giải và tọa đàm cuộc thi đã diễn ra tại trụ sở báo Tuổi Trẻ với sự tham gia của các tác giả và tập thể tác giả đoạt giải.

Với hai mục tiêu quan trọng của cuộc thi là tìm ra ý tưởng thiết kế mang tính khả thi và truyền thông cho công chúng biết đến chủ trương xây dựng một biểu tượng thể hiện tính hữu nghị của TP trong mối quan hệ với các TP trên thế giới, cuộc thi đã thành công.

Nhà báo Lê Thế Chữ (tổng biên tập báo Tuổi Trẻ)

Kỳ vọng là điểm nhấn của TP.HCM

Một trong năm tiêu chí quan trọng nhất cuộc thi là độ mở, vì hiện số địa phương kết nghĩa với TP.HCM là 58 nhưng sẽ ngày càng nhiều hơn, cũng là thể hiện sự trẻ trung, năng động, sáng tạo của TP.HCM.

Đặc biệt công trình này ở khu vực rất trung tâm, đã được UBND TP.HCM chấp thuận là tại công viên Lam Sơn trên trục đường Lê Lợi, ngay trước Nhà hát TP.HCM. Đây là vị trí rất quan trọng, cần thể hiện đặc trưng văn hóa TP.HCM.

Lâu nay các công trình biểu tượng cũng là nơi du khách gần xa tìm đến chụp ảnh lưu niệm, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ mỗi khi ghé thăm các TP lớn trên thế giới.

Vì vậy, với ý tưởng công trình được lựa chọn qua cuộc thi này, UBND TP.HCM, các sở ban ngành, Sở Ngoại vụ TP.HCM cũng như báo Tuổi Trẻ đều có chung mong mỏi là sẽ mang tính tiêu biểu, góp phần đưa thông điệp TP.HCM làm bạn với các TP khác trên thế giới.

Giải nhất thuộc về chàng trai 28 tuổi - kiến trúc sư Bùi Minh Châu, người đã có 10 năm học tập, làm việc và gắn bó với TP.HCM. Bùi Minh Châu hiện là giảng viên thỉnh giảng tại Trường đại học Kiến trúc TP.HCM.

Thiết kế của anh là công trình có ý tưởng chủ đạo sóng nước, mang thông điệp "Sóng nước giao hòa, kết tình hữu nghị". Từ tâm của TP.HCM, 58 vòng tròn lan tỏa ra bên ngoài biểu trưng cho 58 TP kết nghĩa.

Tác giả cũng dự trù cho tương lai, đến năm 2044 có thể có thêm 40 vòng tròn nữa - chi tiết thể hiện độ mở của tác phẩm.

Hình ảnh biểu trưng là dòng nước với sóng nước lan rộng thành nhiều vòng, thể hiện sự giao thoa và kết nối của TP với những TP kết tình hữu nghị.

Chất liệu cho biểu tượng là đồng, bên cạnh tác phẩm nghệ thuật công trình còn áp dụng công nghệ trình chiếu ánh sáng (được tác giả đề xuất là 3D mapping) và áp dụng công nghệ QR code để đa dạng hóa trải nghiệm tham quan, thưởng lãm của mọi người.

Không chỉ được lựa chọn vào top 8 tác phẩm nhận giải qua quá trình thảo luận của ban giám khảo, ý tưởng thiết kế này còn thuyết phục được các sở ban ngành, trong đó có Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa - Thể thao cũng như đại diện UBND quận 1, TP.HCM... khi ban tổ chức có buổi họp tham khảo ý kiến trước khi công bố kết quả.

Đơn vị đồng hành cuộc thi trao giải cho các tác giả đoạt giải khuyến khích trên sân khấu - Ảnh: HỮU HẠNH

Đơn vị đồng hành cuộc thi trao giải cho các tác giả đoạt giải khuyến khích trên sân khấu - Ảnh: HỮU HẠNH

Mong TP.HCM có một biểu tượng

Dù đề bài khá khó, nghiêng về chuyên môn mỹ thuật đô thị và kiến trúc, cuộc thi vẫn thu hút những bài dự thi chất lượng đến từ nhiều bạn đọc khác nhau và thuộc nhiều ngành nghề.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, thành viên ban giám khảo, nhận xét: "Đây là một cuộc thi ý tưởng và những người tham gia có trình độ khác nhau, từ kiến trúc sư, họa sĩ, sinh viên đến những người tham gia bình thường, thành ra ý tưởng khá đa dạng.

Hai tiêu chí quan trọng nhất là tính biểu tượng và sự hài hòa trong không gian cảnh quan của công trường Lam Sơn. Chúng tôi chọn những phương án phù hợp với tính khả thi và yêu cầu, phù hợp với hoạt động liên kết giữa các tỉnh thành trong nước và nước ngoài".

Nhóm sinh viên vừa ra trường mang tên GẾNT - thuộc ngành mỹ thuật đô thị của Trường đại học Kiến trúc TP.HCM - giành giải nhì của cuộc thi với ý tưởng Nối vòng tay lớn.

Trình bày một thiết kế rất chi tiết, nhóm vẫn hồn nhiên bày tỏ không nghĩ mình sẽ tiến xa được đến mức đoạt giải nhì và được thuyết trình ý tưởng trước ban giám khảo, ban tổ chức. Với những sinh viên trẻ này, tình yêu đối với TP.HCM và nhiệt huyết tươi trẻ với nghề kiến trúc khiến họ hào hứng tham gia cuộc thi.

Nhóm GẾNT nhắn nhủ: "Nhóm tin rằng cuộc thi sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa TP.HCM với các thành phố trên thế giới, đồng thời là một hoạt động ý nghĩa để quảng bá văn hóa, con người TP.HCM đến với bạn bè quốc tế".

Bước sang giai đoạn hai, ban tổ chức sẽ tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên môn và cơ quan chức năng để chọn một trong số các ý tưởng đoạt giải để tiến hành thi công công trình.

Nỗ lực để khánh thành công trình vào tháng 9

Ông Trần Phước Anh

Ông Trần Phước Anh

Ông Trần Phước Anh, giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM, nói:

"Ngày 17-1, ban tổ chức đã mời các sở ngành liên quan đến trao đổi và thống nhất.

Sau buổi trao giải hôm nay, Sở Ngoại vụ sẽ làm một báo cáo cho UBND TP.HCM.

Chắc chắn sẽ có một cuộc họp để chọn một ý tưởng triển khai trong thực tế.

Mục tiêu là khánh thành công trình kịp vào tháng 9-2024, trùng với một sự kiện hữu nghị lớn của TP.HCM. Sắp tới cần kế hoạch, nguồn lực, lộ trình.

Sở Ngoại vụ TP.HCM mong tiếp tục đồng hành với báo Tuổi Trẻ trong quá trình này".

Trao giải và tọa đàm cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

Sáng 26-1, lễ trao giải và tọa đàm cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM diễn ra tại trụ sở báo Tuổi Trẻ, TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar