03/11/2023 13:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quả cầu biểu tượng hữu nghị của TP.HCM

Quả cầu hữu nghị được xây dựng tại công viên Lam Sơn, trước Nhà hát TP.HCM sẽ trở thành điểm nhấn mỹ quan của TP. Đồng thời là một điểm đến đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM.

Ảnh minh họa Quả cầu hữu nghị

Ảnh minh họa Quả cầu hữu nghị

Công trình Quả cầu biểu tượng hữu nghị gồm 2 hạng mục chính:

1. Quả địa cầu bằng thép kích thước siêu lớn có thể xoay chậm liên tục 24/24 giờ và được trang trí bằng đèn led để trình diễn vào ban đêm.

Hệ thống đèn led có thể được lập trình thay đổi linh hoạt để trình diễn các hình ảnh khác nhau, và quan trọng nhất là thể hiện nổi bật lên các địa phương, vùng lãnh thổ đã kết nghĩa với TP.HCM, điều này giúp cho thành phố dễ dàng mở rộng thêm các địa phương được kết nối sau này.

2. Sân khấu nhạc nước bên dưới và xung quanh quả cầu. Với sự kết hợp giữa nước và âm thanh - ánh sáng sẽ tạo nên một điểm check-in tuyệt vời cho du khách trong và ngoài nước.

Sân khấu nhạc nước có thể trình diễn các bài hát mang tính truyền thống văn hóa hoặc của những nghệ sĩ nổi tiếng của các quốc gia, thành phố đã kết nghĩa với TP.HCM.

Du khách quốc tế, đặc biệt là du khách đến từ các thành phố đó khi nghe thấy bài hát của quốc gia mình vang lên sẽ khơi dậy niềm tự hào của họ và yêu mến TP.HCM hơn.

Điều này cũng giúp lan tỏa biểu tượng "TP.HCM - Thành phố hữu nghị toàn cầu" ra khắp thế giới.

Ảnh minh họa Quả cầu hữu nghị

Ảnh minh họa Quả cầu hữu nghị

Ý nghĩa công trình

Quả cầu biểu tượng hữu nghị mô phỏng quả địa cầu với ý nghĩa "TP.HCM là thành phố hữu nghị, đã và đang phát triển, mở rộng kết nối khắp toàn cầu".

Quả cầu hữu nghị không chỉ là một biểu tượng của sự phát triển và hòa nhập của TP.HCM với thế giới, mà còn là một nơi giao lưu, học hỏi và chia sẻ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Quả cầu cũng là một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, mang lại cho họ những trải nghiệm mới mẻ và thú vị về TP.HCM.

Quả cầu hữu nghị còn thể hiện tinh thần hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững của TP.HCM trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Quả cầu biểu tượng hữu nghị của TP.HCM - Ảnh 3.

Mời bạn đọc dự thi ý tưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

Để quảng bá và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TP.HCM với các thành phố bạn bè trên thế giới, đồng thời thể hiện sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng trong việc tạo điểm nhấn về đối ngoại, giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa cũng như chia sẻ về những vấn đề có tính toàn cầu;

Được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Sở Ngoại vụ TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Công ty Xi măng INSEE đồng hành, tổ chức cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM.

Cuộc thi là cơ hội để mọi người tham gia đề xuất, nêu ý tưởng, đóng góp sáng kiến, thậm chí phác thảo thiết kế một công trình mang tính biểu tượng "TP.HCM - thành phố hữu nghị toàn cầu".

Đó là biểu tượng mở vì thành phố sẽ tiếp tục kết nghĩa với nhiều thành phố khác trên thế giới để mở rộng quan hệ, tăng tính kết nối, nâng tầm hiểu biết lẫn nhau cùng xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị và tốt đẹp hơn.

Công trình biểu tượng này kỳ vọng là điểm nhấn mỹ quan của thành phố, đồng thời cũng là một điểm đến đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM, dự kiến sẽ được xây dựng tại Công viên Lam Sơn trên trục đường Lê Lợi trước Nhà hát TP.HCM.

Cuộc thi mời gọi các đối tượng dự thi là công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam, người nước ngoài ở các địa phương có quan hệ hữu nghị hợp tác với TP.HCM, có thể dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm.

Thời gian gửi bài dự thi bắt đầu từ 27-10 đến hết ngày 27-12-2023. Hình thức dự thi có thể viết bài, làm đồ họa, video, powerpoint, công trình, dự án... để đưa ra các ý tưởng, phác thảo cụ thể về các biểu tượng phù hợp với TP.HCM hiện nay và sau này.

Gửi bài dự thi trực tiếp vào email: [email protected].

Các bản sao giấy tờ liên quan theo quy định khi gửi email phải scan và xuất thành file mềm định dạng JPEG hoặc PDF. Thời gian nhận bài được tính theo thời gian trên thư điện tử.

Cuộc thi có các giải thưởng:

- 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng;

- 1 giải nhì trị giá 25 triệu đồng;

- 1 giải ba trị giá 10 triệu đồng;

- 5 giải khuyến khích trị giá 3 triệu đồng/giải.

Kết thúc cuộc thi, lễ trao giải sẽ diễn ra cùng một hội thảo (dự kiến cuối tháng 12-2023) lắng nghe ý kiến lãnh đạo UBND TP.HCM, lãnh đạo các sở ban ngành, chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc cùng các bạn đọc đoạt giải.

Biểu tượng hữu nghị: Hội tụ và thịnh vượng

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM thể hiện sự đoàn kết, giao lưu, kết nối và sẵn sàng hội nhập của người dân thành phố, cũng như tôn vinh mối quan hệ hữu nghị và tình bạn quốc tế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar