22/10/2023 10:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biết nuôi dưỡng ước mơ dù đã đủ đầy

Nhiều bà mẹ kể rằng ngày xưa thấy cái gì cũng quý, cũng ước ao mà sao giờ tụi nhỏ bây giờ khác quá. Nhiều bạn nhỏ chỉ cầm điện thoại lên mạng chơi game, lướt TikTok chứ không có động lực ước mơ gì.

Trẻ có rất nhiều khả năng mà có thể cha mẹ không đánh giá được hết. Do vậy, cha mẹ nên tự tin cho trẻ thử sức mình - Ảnh minh họa: PHƯƠNG QUYÊN

Trẻ có rất nhiều khả năng mà có thể cha mẹ không đánh giá được hết. Do vậy, cha mẹ nên tự tin cho trẻ thử sức mình - Ảnh minh họa: PHƯƠNG QUYÊN

Mẹ xinh đẹp, hiền hậu, nói năng rất dễ nghe, ba làm kinh tế rất giỏi, luôn hết lòng vì các con. Thế nhưng, cậu con trai đầu lòng 18 tuổi lại chỉ thích ngủ nướng và đi uống cà phê tán dóc với bạn bè. Đó là câu chuyện của một gia đình đang ngụ tại Q.1, TP.HCM.

Không có ước mơ

Cậu con trai tên V.Q.H. đã tâm sự "mình không có ước mơ gì. Mình cũng không biết học để làm gì? Có lẽ do cuộc sống quá đủ đầy. Nhà mình có 3 nhà mặt tiền ở Q.1. Ở một cái, cho thuê 2 cái còn lại... Nhà có người giúp việc phục vụ mọi thứ, từ ăn uống đến ủi đồ, dọn dẹp. Nói thật, mình chỉ thích ngủ và chơi game nhất".

Nhiều bà mẹ than trên các diễn đàn về học tập như "ôi, con người ta chăm thế, chứ con tôi ủn mãi vẫn không chịu học". Nhiều trẻ hiện nay dù được gia đình cho đi học hết thầy này đến cô nọ nhưng trẻ lại không muốn học, không biết học để làm gì?

Chị P.T.N., 42 tuổi, ngụ ở Q.10, than thở ngày trước ở quê chị phải đi bộ nhiều cây số mới đến được trường học. Dù trời mưa hay trời nắng cũng phải tự đi vì gia đình nghèo, ba mẹ đông con với lại ở quê ngày đấy các bạn bè cùng trang lứa thường tự đi học hết. Vậy mà lúc nào cũng thích đi học, sách truyện rất ít nên mượn được cuốn sách nào thấy quý lắm, đọc từng chữ...

Giờ con gái chị học lớp 8 ở một trường điểm, ở chung cư cao cấp, cha mẹ quan tâm hết mực, chăm sóc, phục vụ ăn uống tận tình nhưng con lại không thích học, cũng không chăm chỉ, cố gắng. 

Chị N. đang rất lo lắng vì chị biết nếu con chị cứ như thế này thì khi ra đời sẽ rất khó để tự nuôi chính bản thân, chứ chưa nói đến làm được điều gì đó cho xã hội.

Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, khoa tâm lý học Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, phân tích nhiều ông bố bà mẹ đã nuôi trẻ quá đầy đủ, quá dư thừa, trẻ chưa muốn, chưa nói gì đã có.

"Việc ăn uống là bản năng của con người, đói sẽ ăn, thậm chí ăn sẽ thấy ngon hơn, thế nhưng chúng ta còn tước đoạt cả quyền thèm ăn của trẻ. Trẻ chưa thấy đói, chưa muốn ăn đã được cha mẹ bắt ăn hết món này đến món khác. 

Chuyện học tập của trẻ cũng thế, nhiều bậc cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào các con, không biết năng lực thật sự của con ở đâu, con muốn gì mà chỉ muốn con làm theo mong muốn của mình, thực hiện ước mơ còn dang dở của mình. 

Nhiều cha mẹ tự sắp xếp cho con học ở trường này, trường kia trong khi đứa trẻ cảm thấy mệt mỏi, thậm chí ngán ngẩm nhưng cũng không dám nói".

Theo chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, "cha mẹ nào cũng yêu thương con, cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con của mình nhưng cũng phải nhìn lại cách mình chăm sóc, yêu thương con. Chỉ có sự yêu thương sáng suốt mới giúp trẻ phát triển tốt, chứ sự yêu thương mù quáng còn có thể "hại" một đứa trẻ".

Vị chuyên gia này khuyên các bậc cha mẹ đừng quá bao bọc, mà tùy từng độ tuổi của trẻ, cần để cho trẻ tự làm những việc trẻ có thể làm, thậm chí giao thêm việc, tạo điều kiện cho trẻ ngày một tự lập, học được nhiều kỹ năng.

Sẽ ngạc nhiên vì khả năng của trẻ

Chị N.T.L., 38 tuổi, đang làm một công ty nước ngoài ở Q.1, thu nhập cao, có một cô con gái đang học lớp 5. Khi con còn nhỏ chị đã giao việc cho con. Đến nay con chị đã biết dậy sớm nấu ăn sáng cho cả nhà dù chỉ là món trứng ốp la và bánh mì, biết lau nhà, rửa chén, nấu cơm, đổ rác...

Chị nói ra ngoài xã hội không ai cho không mình cái gì cả và con chị cũng phải hiểu được rằng con phải cố gắng học tập, làm việc thì sau này con mới có được những thứ mà con muốn. Chị chỉ cho con học thêm những môn nghệ thuật như vẽ, đàn piano, múa... Nếu con muốn học, con phải làm tốt việc nhà trong bao nhiêu tháng mới được mẹ đăng ký môn học mà con muốn.

Chị L. cho hay trong gia đình chị là một bà mẹ rất yêu thương con nhưng lại là một bà mẹ "khó tính". "Khó tính" là chị luôn yêu cầu con chị phải làm việc, phải tập luyện thể dục thể thao, siêng năng trong học tập, không ngại khó, ngại khổ....

Trong hành trình nuôi dạy con, chị L. phát hiện ra rằng đứa trẻ có rất nhiều khả năng mà nhiều khi các bà mẹ không đánh giá được hết. Do vậy, cha mẹ nên tự tin cho trẻ làm, và sẽ ngạc nhiên về khả năng của trẻ.

Chỉ có sự dày công luyện tập, sự cố gắng từng ngày mới giúp trẻ có khả năng tự học và đạt được những kết quả như mong muốn. Đó là điểm khởi đầu cho hành trình gầy dựng mục tiêu, và xa hơn là ước mơ. Từng viên gạch đá từ từ được đắp bồi mới xây nên đường dài là vậy.

Những ước mơ không có bóng dáng internet và tivi

TTO - Chiếc tivi nhà bé Y Ly đã hỏng 2 năm nay nhưng không có tiền sửa. Bé Thanh Minh đã học tin học nhưng lại không có điều kiện để biết internet là gì.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Sau một thời gian trò chuyện, kẻ xấu chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang giới tính, tình dục, rồi lôi kéo trẻ em cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng, dụ dỗ các em tự quay, chụp hình ảnh khiêu dâm để tống tiền hoặc bán.

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chiều 21-5, chương trình 'Ước mơ của Thúy' đã đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1, TP.HCM), lắng nghe những ước nguyện của các bệnh nhi ung thư nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Công an tỉnh Phú Yên vừa nhận được lá thư cảm ơn từ chị Đoàn Thị Diễm Ni (trú xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa) vì đã đưa chị gái về với gia đình an toàn sau khi được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau đưa ứng dụng tổng đài trợ lý ảo AI qua để hỗ trợ người lao động về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp với khẩu hiệu 'Gọi một cuộc, có việc làm'.

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

'Trong giây phút nguy cấp mới thấy từng phút, từng giây cấp cứu người bị nạn thật là quý giá', anh Hà Văn Long (sinh năm 2004 - tài xế taxi Hãng Xanh SM) nói.

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học liên ngành trong đội ngũ trí thức trẻ là hội thảo được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM phối hợp Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM tổ chức.

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar