09/08/2011 05:19 GMT+7

Tôi không có nổi một ước mơ cho mình

DŨNG MẠNH (manhvip0101@yahoo.com)
DŨNG MẠNH ([email protected])

TT - Có lẽ tôi may mắn vì được sinh ra trong một gia đình có điều kiện, ba mẹ là chủ công ty cổ phần ăn nên làm ra. Vậy nên so với bạn bè đồng trang lứa, tôi được cưng chiều lắm.

Phóng to
Rất nhiều bạn trẻ là sinh viên cứ mỗi hè đến là tình nguyện về vùng sâu, vùng xa giúp nông dân. Trong ảnh: chiến sĩ Mùa hè xanh 2011 Đại học Nông lâm TP.HCM về làng K’Te, xã Đăk Song, huyện Kon’ Chro (Gia Lai) hướng dẫn cách trồng rau cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh: KIM ANH

Chính vì tâm lý đã có ba mẹ lo lắng hết nên tôi sinh ra tính ỷ lại từ nhỏ. Nhà tôi cách trường học chỉ chừng trăm mét nhưng ba mẹ vẫn phải thay nhau đưa tôi đến trường. Chưa từng phải lo lắng cho bản thân chứ đừng nói gì đến nghĩ cho người khác, điều ấy cứ ăn mòn tâm lý, suy nghĩ của tôi.

Lên lớp 10, có lần ba tôi nói: “Học hết cấp III, ba sẽ cho con đi du học. Rồi về quản lý công ty cho ba và cưới vợ nữa là xong”. Sự sắp đặt ấy có lẽ là niềm mơ ước của không ít bạn trẻ. Và cũng có thể nói đó là con đường rất đẹp dành cho tôi, một con đường bằng phẳng với những tấm thảm được ba mẹ trải ra để tôi bước chân vào.

Cứ thế tôi thui chột dần. Tôi không có nổi một ước mơ cho riêng mình. Nói đúng hơn là những ước mơ nhen nhóm trong lòng cũng dần tắt lịm vì những lời hứa, dự định sẵn của ba mẹ. Cuộc sống của tôi như đã được lập trình sẵn, vẽ đường sẵn, chỉ cần sải bước chân qua thôi.

Cứ như vậy, tôi cắp sách đến trường chỉ giống như nghĩa vụ, hoàn thành nguyện vọng của ba mẹ là chính. Cái ba mẹ cần là tôi học cho xong cấp III, cứng cáp hơn, đủ lớn thì “bán khoán” ra nước ngoài học. Ba bảo môi trường nước ngoài hiện đại, tốt cho tôi. Tôi chỉ tưởng tượng ra viễn cảnh sang bên đó chắc là một thế giới khác, thật tuyệt vời nên cũng rất hào hứng.

Xong cấp III, tôi được ba mẹ cho sang Anh du học. Bởi đây là lần đâu tiên tôi xa nhà, xa hơi ấm của ba mẹ nên phải tự lập. Nhưng tôi vụng về đến mức không biết tự chăm sóc bản thân. Tôi cũng không biết mình có thích học chuyên ngành này không vì tất cả là do ba mẹ sắp đặt. Vì ba mẹ thích thì tôi cũng phải thích.

Sau một thời gian khá dài, chừng hơn một năm tôi mới dần quen với môi trường mới. Nhưng tôi nhận ra mình đang đi nhầm đường. Bởi lẽ tôi chẳng có chút đam mê nào về lĩnh vực kinh doanh, quản trị cả. Nhưng lúc này tôi không còn được quyền quay đầu lại. Tôi buộc phải đi tiếp.

Ba mẹ vẫn thường xuyên gọi điện sang hỏi han tình hình học tập của tôi. Lúc nào cũng chỉ những câu quen thuộc là: “Học nhanh rồi về làm ông chủ”... Tôi thấy rất cô đơn, lạc lõng vì mình đang theo đuổi một con đường rất đẹp nhưng vô nghĩa với tôi.

Rồi tôi học xong, mới về nước được hơn một năm nay nhưng hành trang mang về dường như chỉ là con số 0. Chẳng biết khi không có niềm đam mê với nghề, tôi có bước tiếp hết con đường này hay không...

DŨNG MẠNH ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh Trần Hải Phú làm bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh

Anh Trần Hải Phú (bí thư Tỉnh Đoàn Long An cũ) được chỉ định chức vụ bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh. Anh Phạm Văn Hậu làm phó bí thư Tỉnh Đoàn.

Anh Trần Hải Phú làm bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Đồng Nai triển khai 96 đội hình tình nguyện hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính

Tỉnh Đoàn Đồng Nai triển khai 96 đội hình với gần 1.500 thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ các thủ tục hành chính.

Đồng Nai triển khai 96 đội hình tình nguyện hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính

Nữ đại úy hải quân ở Nha Trang nhặt gần 80 triệu đồng, tìm trả người đánh rơi

Công an phường Nam Nha Trang đã trao trả chiếc ví da có gần 80 triệu đồng và nhiều giấy tờ tùy thân cho nam du khách Kyrgyzstan.

Nữ đại úy hải quân ở Nha Trang nhặt gần 80 triệu đồng, tìm trả người đánh rơi

241.000 thanh niên tình nguyện toàn quốc hỗ trợ chính quyền 2 cấp giải quyết thủ tục hành chính

4.800 đội tình nguyện với hơn 241 nghìn đoàn viên, thanh niên đồng loạt ra quân hỗ trợ chính quyền địa phương hai cấp giải quyết thủ tục hành chính.

241.000 thanh niên tình nguyện toàn quốc hỗ trợ chính quyền 2 cấp giải quyết thủ tục hành chính

Ra quân đội hình hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hơn 300 chiến sĩ đại diện cho các đội hình tình nguyện đồng hành cùng địa phương, bình dân học vụ số đã vào nhiệm vụ.

Ra quân đội hình hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar