22/02/2019 09:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biến chứng của sởi nguy hiểm, không nên xem thường

XUÂN MAI - LAN ANH
XUÂN MAI - LAN ANH

TTO - Mới đây, bệnh nhân nữ 28 tuổi (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) điều trị tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, rối loạn ý thức, trên da còn nhiều vết thâm do ban sởi.

Biến chứng của sởi nguy hiểm, không nên xem thường  - Ảnh 1.

Chích ngừa sởi - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cha mẹ trì hoãn tiêm chủng khiến trẻ có nguy cơ lây bệnh và làm lây lan bệnh cho các trẻ khác. Nên đưa trẻ đi tiêm đủ hai mũi văcxin thời điểm 9 và 18 tháng tuổi. Những người lớn chưa mắc bệnh mà chưa tiêm ngừa thì nên tiêm ngừa để phòng bệnh cho mình và người xung quanh, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Bà Dương Thị Hồng (phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư)

Bác sĩ Đỗ Duy Cường - trưởng khoa truyền nhiễm - cho hay tình trạng này là chứng viêm não do sởi. Đây là trường hợp đầu tiên bị viêm màng não do sởi ở người lớn được ghi nhận trong mùa dịch năm nay. 

Từ cuối năm 2018 tới tháng 2-2019, khoa truyền nhiễm tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân sởi là người lớn, nhiều trường hợp diễn biến nặng trên cơ địa phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính.

Có nguy cơ dịch lớn như 2014?

Riêng trong ba tuần đầu tháng 1-2019, các địa phương thông báo có trên 2.400 người nghi mắc bệnh sởi - rubella được ghi nhận, tương đương 1/3 số mắc của cả năm 2018. Đáng chú ý, số mắc năm 2018 đã gấp hơn 8 lần so với năm 2017. 

Trong khi đó, một quốc gia Đông Nam Á khác là Philippines đã thông báo dịch sởi đang bùng phát trên diện rộng tại thủ đô Manila, với số ca mắc bệnh vượt hơn 8.000 và 136 ca tử vong.

Năm 2014, VN đã có trên 140 ca tử vong do sởi. Đây là căn bệnh lành tính, nhưng cũng có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và chăm sóc đầy đủ. Những biến chứng đó là gì và phòng bệnh như thế nào để tránh nguy cơ dịch lớn như năm 2014?

Những biến chứng thường gặp

Bác sĩ Dư Tuấn Quy (khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1) cho hay sởi là bệnh truyền nhiễm do virút gây ra và lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp. Dù bệnh lành tính nhưng nếu không tiêm văcxin sởi đầy đủ, không được điều trị và chăm sóc đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trong đó, biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi, viêm loét giác mạc, viêm tai giữa, viêm ruột, viêm não - màng não... Để nhận biết sớm bệnh sởi, tránh những biến chứng nêu trên, bác sĩ Quy cho hay cần chú ý đến những triệu chứng đầu tiên của bệnh như sốt cao liên tục, khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, lơ mơ, co giật, không ăn uống, tiêu chảy, đặc biệt phát ban trên da...

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo các gia đình cần chủ động đưa trẻ từ 9 - 18 tháng tuổi tiêm đủ 2 mũi văcxin sởi tại các trạm y tế xã, phường. 

Khi phát hiện dấu hiệu ho, sốt, chảy nước mũi, phát ban, gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị phòng các biến chứng của bệnh sởi. 

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. 

Tuy nhiên, theo bác sĩ Quy, hướng dẫn là thế nhưng trên thực tế rất nhiều phụ huynh chủ quan, lơ là trong việc đưa trẻ đi tiêm văcxin sởi bởi những luồng ý kiến trái chiều trong cộng đồng... 

Ngoài ra, đến nay vẫn còn nhiều quan điểm sai lầm trong việc chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi tại nhà như kiêng khem ăn uống, gió, nước...

"Người bệnh không nên kiêng khem trong chế độ ăn uống, thay vào đó cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung vitamin A. Đồng thời, cần cách ly người mắc bệnh, vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc chỗ đông người" - bác sĩ Quy nói.

Dễ mắc bệnh nếu trì hoãn tiêm văcxin

Theo thống kê từ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong số trên 2.400 ca nghi sởi - rubella trong những tuần đầu tiên của năm 2019, tại 34 tỉnh thành có trên 700 bệnh nhân sởi dương tính. So với cùng kỳ 2018, số mắc sởi và số tỉnh thành ghi nhận bệnh nhân sởi đều tăng.

Trong số bệnh nhân mắc sởi, có trên 36% từ 1-4 tuổi, các nhóm khác có tỉ lệ dưới 10%. Trong số ca mắc, có 88% chưa tiêm chủng hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng, có 9% mới tiêm một mũi văcxin, số đã tiêm đủ hai mũi văcxin chiếm xấp xỉ 3%. Có nhiều lý do dẫn đến việc chưa tiêm chủng chiếm tỉ lệ rất cao kể trên.

Theo bà Dương Thị Hồng - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, nhiều trẻ không tiêm mũi văcxin sởi khi 9 tháng tuổi, trì hoãn đến khi 12 tháng tuổi để tiêm mũi văcxin dịch vụ ngừa sởi - quai bị - rubella. 

Tình huống thứ hai là gia đình đợi đến khi trẻ 4-6 tuổi mới tiêm mũi văcxin này mà bỏ qua mũi sởi - rubella trong chương trình khi trẻ 18 tháng tuổi. 

Hiện phần lớn những người sinh trước 1985, tức là trước khi triển khai tiêm chủng mở rộng đã từng mắc sởi và có miễn dịch bền vững, không mắc bệnh lại. Tuy nhiên vẫn còn một nhóm nhỏ trong số này chưa mắc bệnh và có nguy cơ lây bệnh. 

Với lứa tuổi sinh sau 1985, một tỉ lệ lớn đã từng tiêm một mũi văcxin nhưng phần còn lại chưa tiêm và cũng có nguy cơ mắc bệnh. 

Vụ dịch sởi 2008-2010 đã có nhiều người lớn mắc bệnh, năm nay cũng đã ghi nhận nhiều người lớn nhập viện do sởi, đã có ca biến chứng viêm não - viêm màng não ở người lớn mắc sởi.

Biến chứng viêm phổi nặng

Theo thông tin từ khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 20-2 khoa điều trị 18 ca sởi, trong đó có 2 ca viêm phổi nặng phải thở oxy.


XUÂN MAI - LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thoát vị đĩa đệm nhờ Robot AI mổ hiệu quả ra sao?

Robot và các công nghệ cao AI giúp định vị, dẫn đường bác sĩ mổ vào cột sống chính xác từng milimet, người bệnh thoát đau đớn, yếu liệt, đi lại chỉ sau 1-2 ngày.

Thoát vị đĩa đệm nhờ Robot AI mổ hiệu quả ra sao?

Bị can Nguyễn Thúc Thùy Tiên nói gì khi bị bắt?

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thúc Thùy Tiên thừa nhận khi bản thân là người nổi tiếng thì trách nhiệm của mình rất lớn. "Mọi người sẽ vì mình mà mua sản phẩm này (kẹo Kera - PV) rất nhiều".

Bị can Nguyễn Thúc Thùy Tiên nói gì khi bị bắt?

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Bộ Y tế chiều 19-5 cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan…

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

Trong một bước tiến gây chú ý của ngành y tế toàn cầu, phòng khám ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới vừa chính thức đi vào hoạt động tại tỉnh Al-Ahsa, phía đông Saudi Arabia.

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

‘Kết quả thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng’ của Nestlé Milo như thế nào?

Thời gian qua, dư luận xôn xao việc trên bao bì của sản phẩm sữa lúa mạch Nestlé Milo có nội dung quảng cáo: “Nay đã được chứng minh khoa học bền bỉ hơn. Được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng”.

‘Kết quả thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng’ của Nestlé Milo như thế nào?

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar