19/02/2019 21:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cô gái Hà Nội bị biến chứng viêm não do mắc sởi ở TP.HCM

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Bệnh nhân nữ 28 tuổi, quê ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đang điều trị tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, rối loạn ý thức, trên da còn nhiều vết thâm do ban sởi chưa bay hết.

Cô gái Hà Nội bị biến chứng viêm não do mắc sởi ở TP.HCM - Ảnh 1.

Bác sĩ Cường thăm khám cho bệnh nhân sởi tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: MAI THANH

Theo bác sĩ Đỗ Duy Cường - trưởng khoa truyền nhiễm, bệnh nhân Đ.H.V. bắt đầu phát bệnh từ ngày 8-2, bắt đầu bằng sốt cao, sau ba ngày có phát ban dạng sởi, mắt đỏ, chảy nước mũi. 

Thăm khám ban đầu tại bệnh viện tư nhân xác định bệnh nhân mắc sởi. Sau ba ngày điều trị tại đây, bệnh nhân có các dấu hiệu như khó tiếp xúc, rối loạn định hướng, bí tiểu.

Bác sĩ cho hay tình trạng này là chứng viêm não do sởi và được chuyển đến khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai hôm 17-2.

Theo bác sĩ Cường, trước khi phát bệnh, bệnh nhân sống và làm việc tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, nơi được xác định có dịch sởi và không nhớ đã tiêm phòng hay chưa. Trong khi tình trạng bệnh của bệnh nhân khá nặng: rối loạn ý thức, suy hô hấp phải thở oxy. 

Đây là trường hợp đầu tiên bị viêm màng não do sởi ở người lớn được ghi nhận trong mùa dịch năm nay.

Ông Cường cũng cho hay từ cuối 2018 tới nay khoa truyền nhiễm tiếp nhận nhiều bệnh nhân sởi là người lớn, nhiều trường hợp diễn biến nặng trên cơ địa phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính. Số người lớn mắc sởi gia tăng cả ở Hà Nội và TP.HCM, đặc biệt ở lứa tuổi 20-35 do không được tiêm hoặc không tiêm đủ mũi văcxin.

Trước tình trạng dịch sởi gia tăng, bác sĩ khuyến cáo tiêm văcxin là biện pháp hiệu quả nhất. Theo ông Cường, thị trường hiện có văcxin sởi đơn và văcxin phối hợp sởi - rubella rất an toàn, trẻ 9 và 18 tháng tuổi được tiêm hai mũi văcxin này miễn phí; người lớn chưa được tiêm chủng, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nên đi tiêm ngừa sởi tại các điểm tiêm chủng (tiêm dịch vụ).

TTO - Từ đầu năm 2019 đến nay, dịch sởi bùng phát và có diễn biến phức tạp trên thế giới và ở cả Việt Nam. Sởi có thể dẫn đến những biến chứng nặng như mù, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, dễ bị bệnh và nguy cơ tử vong cao.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Đột quỵ là tình trạng nguy cấp đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Nhưng đột quỵ tái phát còn nguy hiểm hơn.

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Một thông tin lan truyền trên mạng nói rằng bạn sẽ phải ăn 6 quả táo Mỹ mới thu được lượng dưỡng chất tương đương 1 quả táo Ý.

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

“Bác sĩ ơi, cứu em với!, tiếng kêu cứu giữa đêm của người phụ nữ với hơn 60 lần phẫu thuật và đùi bị hoại tử do tiêm filler. Một ca đại phẫu sinh tử kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ để cứu bệnh nhân.

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar