19/07/2022 19:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bí thư Nguyễn Văn Nên kiểm tra phòng sốt xuất huyết tại quận Bình Tân

THẢO LÊ
THẢO LÊ

TTO - Chiều 19-7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 và sốt xuất huyết trong các khu dân cư tại quận Bình Tân.

Bí thư Nguyễn Văn Nên kiểm tra phòng sốt xuất huyết tại quận Bình Tân - Ảnh 1.

Bí thư Nguyễn Văn Nên hỏi người dân về tình hình tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Trạm y tế phường An Lạc A, quận Bình Tân - Ảnh: THẢO LÊ

Bí thư Thành ủy TP.HCM cùng đoàn công tác đã đến Trạm y tế phường An Lạc A để khảo sát việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, chăm sóc nhóm người có nguy cơ, kiểm tra công tác tuyên truyền vận động người dân diệt muỗi, lăng quăng, quản lý ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn…

Bí thư Nguyễn Văn Nên kiểm tra phòng sốt xuất huyết tại quận Bình Tân - Ảnh 2.

Bí thư Nguyễn Văn Nên đến tận khu dân cư để khảo sát công tác phòng sốt xuất huyết - Ảnh: THẢO LÊ

Sau đó, đoàn công tác của TP.HCM đã làm việc với Quận ủy Bình Tân về công tác phòng chống dịch và phục hồi kinh tế trên địa bàn quận.

Tại đây, ông Nên đề nghị quận Bình Tân tuyệt đối không được chủ quan, lơ là công tác phòng chống dịch COVID-19. "Nó sẽ trở lại nếu chúng ta không chuẩn bị tốt, không có vắc xin đáp ứng, không có kế hoạch ứng phó chặt chẽ", ông Nên nói.

Ông Nên cho biết trong quá trình khảo sát, thăm hỏi một số người dân, nhiều người có tâm lý chủ quan với dịch COVID-19. "Khi tôi hỏi chị chích mũi mấy rồi, có người nói chích mũi 3, mũi 4 rồi. Cũng có người cười khà khà nói tiêm 2 mũi rồi, dính dịch rồi nên không lo nữa", Bí thư Thành ủy TP.HCM nói.

Theo ông Nên, trung bình mỗi ngày thế giới vẫn ghi nhận vài trăm ngàn ca nhiễm, chủ yếu là biến chủng BA.4, BA.5 và khoảng 1.500 ca tử vong. Các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thể dự đoán chính xác diễn biến của dịch COVID-19 là như thế nào.

Bí thư Nguyễn Văn Nên kiểm tra phòng sốt xuất huyết tại quận Bình Tân - Ảnh 3.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại buổi làm việc với quận Bình Tân - Ảnh: THẢO LÊ

Tại TP.HCM, dù số ca nhiễm không còn nhiều nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn khó đoán định. Vì vậy, cần xem dịch COVID-19 là nguy cơ để toàn hệ thống không được chủ quan, xem nhẹ.

Về dịch sốt xuất huyết, theo ông Nên, nghe "bệnh này thì quá quen rồi nhưng không đơn giản". TP.HCM mới bắt đầu vào giai đoạn đầu của dịch sốt xuất huyết nhưng diễn biến đã rất phức tạp. Nếu để dịch sốt xuất huyết bùng phát cùng với nguy cơ dịch COVID-19 quay trở lại thì "không lường trước được việc gì sẽ xảy ra".

Vấn đề quan trọng là mỗi người dân phải tự có ý thức phòng dịch, đây là yếu tố quyết định. Các cấp phải bám sát thực tiễn, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Trong đó, cần đẩy nhanh việc tuyên truyền, nhắc nhở việc phòng, chống dịch. Đẩy mạnh diệt muỗi và lăng quăng ở những địa điểm có nguy cơ.

Người dân chủ quan, e ngại tiêm vắc xin mũi 3, 4

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Minh Nhựt - chủ tịch UBND quận Bình Tân - cho biết từ ngày 1-1 đến 15-7, quận Bình Tân ghi nhận 38.323 ca mắc COVID-19, có 17 ca tử vong. Từ giữa tháng 3 đến nay rất ít ca bệnh phát sinh, mỗi ngày ghi nhận khoảng 1-2 ca và không có ca tử vong.

Về việc tiêm vắc xin, tính đến nay, quận đã tổ chức tiêm 1,6 triệu liều vắc xin. Trong đó, tỉ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 76%, mũi 4 đạt 10%.

Quận Bình Tân nhìn nhận việc tiêm vắc xin mũi 4 chỉ dựa vào sự tình nguyện của người dân, chưa có quy định bắt buộc, người dân còn chủ quan vì hiện nay tình hình dịch đã được kiểm soát, mặt khác e ngại tác dụng phụ của vắc xin ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nội dung truyền thông tiêm vắc xin chưa thực sự chuyển biến được tâm lý của người dân nên tỉ lệ tiêm vắc xin mũi 3, 4 chưa cao.

Về dịch sốt xuất huyết, đến nay quận ghi nhận 3.698 ca mắc, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2021, có 2 ca tử vong. Trên địa bàn quận có 93 ổ dịch, hiện số ổ dịch còn trong thời gian giám sát là 40 ổ.

Theo đó, quận Bình Tân xác định công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ quan trọng, tập trung tăng cường vận động, tuyên truyền người dân và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức, thực hiện, các biện pháp phòng, chống dịch, kiên quyết không để xảy ra dịch chồng dịch.

TP.HCM lên 3 kịch bản ứng phó tình huống từ 2.000 đến 6.000 bệnh nhân sốt xuất huyết

TTO - Sở Y tế TP.HCM cho biết TP dự tính chia thành 3 tình huống để ứng phó với dịch sốt xuất huyết, đảm bảo sẵn sàng kích hoạt hệ thống điều trị, đáp ứng tình huống từ 2.000 đến 6.000 bệnh nhân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar