12/11/2018 16:05 GMT+7

Bị ho kéo dài cần làm gì?

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, xảy ra đột ngột và lập đi lập lại nhằm làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các dịch tiết, các chất kích thích, vật lạ…

Bị ho kéo dài cần làm gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: getsurrey.co.uk

Ho có nhiều nguyên nhân gây ra và thường tùy thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng.

Nguyên nhân và biến chứng của ho kéo dài

Đối với ho cấp tính có thể có nguyên nhân hoàn toàn khác với ho mạn tính và trong ho mạn tính có đến 25% trường hợp có ít nhất 2 nguyên nhân gây ho trên cùng một người bệnh. Khi ho kéo dài trên 3 tuần được gọi là ho kéo dài. Ho cấp tính (ho dưới 3 tuần): Nguyên nhân hay gặp nhất là cảm cúm, viêm xoang cấp, ho gà, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm mũi dị ứng hay không do dị ứng,… Ho bán cấp (ho từ 3-8 tuần) thường do nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm xoang, hen phế quản,... Còn với ho mạn tính (ho trên 8 tuần) có thể do những nguyên nhân như chảy dịch mũi sau, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản mạn, dãn phế quản, dùng thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng HA, lao phổi, ung thư phổi, hút thuốc lá,…

Ho là triệu chứng có thể điều trị khỏi với tỷ lệ khá cao lên đến 85%. Tuy nhiên, đôi khi ho có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể. Về toàn thân: Ho gây mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, suy sụp tinh thần,… Đối với tai mũi họng: Ho gây kích thích, tổn thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản… Đối với phổi: Ho gây vỡ phế nang, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi… Còn với tim mạch gây cơn tăng HA, vỡ mạch máu kết mạc mắt, niêm mạc mũi. Riêng về tiêu hoá ho gây nôn ói, thoát vị bẹn, rốn,… Đặc biệt, với thần kinh ho sẽ gây chóng mặt, ngất. Ngoài ra ho còn có thể dẫn đến sinh non, sa sinh dục, són đái, són phân. Ở người bị loãng xương nặng có thể gãy xương sườn, người đang dùng thuốc chống đông có thể bị tụ máu thành bụng.

Không dùng thuốc tan đàm vào buổi tối

Thuốc làm loãng đàm và tan đàm không nên dùng vào buổi tối vì khi ngủ hoạt động của nhung mao ở niêm mạc phế quản sẽ giảm đi dễ gây ứ đọng đàm trong phổi.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh ho

Ho chỉ là triệu chứng của một bệnh nên điều trị nguyên nhân gây ho thì triệu chứng này sẽ biến mất. Trong trường hợp ho cấp tính do cảm cúm, chỉ cần điều trị triệu chứng bệnh cũng dần dần tự khỏi. Tuy nhiên, khi ho nếu thấy có kèm theo bất kỳ một trong những triệu chứng sau, bạn cần đi khám bệnh. Đó là ho có đàm xanh, vàng hay nâu gỉ; ho ra máu; ho có mủ mùi hôi thối; ho có kèm theo đau ngực, ho có khò khè, khó thở, có triệu chứng phù 2 chân; ho thường tái đi tái lại vào ban đêm, sút cân đột ngột, sốt, vã mồ hôi; khản tiếng ở người ho mạn tính.

Để điều trị bệnh ho, bên cạnh việc chữa bệnh chính là nguyên nhân gây ho, đôi khi bác sĩ cũng dùng thuốc ho hay thuốc long đàm. Thuốc ho có tác dụng làm giảm ho, chỉ dùng trong trường hợp ho khan, kích thích gây khó chịu. Trong trường hợp ho có đàm, bác sĩ sẽ dùng thuốc làm loãng đàm hay tan đàm. Tuy thuốc ho là loại dược phẩm được bán không cần toa nhưng việc sử dụng cần thận trọng và tuân thủ một số nguyên tắc sau: Thuốc ho không thể thay thế thuốc điều trị bệnh chính gây ho, trái lại có thể che lấp triệu chứng của bệnh. Vì vậy, chỉ dùng khi thật sự cần như ho nhiều làm khó chịu hay có nguy cơ gây biến chứng. Thận trọng khi dùng thuốc ho cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, cho con bú, người già, lái xe hay vận hành máy móc. Với trẻ nhỏ, nên dùng muỗng lường có kèm theo chai thuốc để tránh việc dùng quá liều. Không nên cho trẻ vừa dùng thuốc ho vừa thuốc cảm vì 2 loại thuốc trên có thể chứa cùng hoạt chất có thể gây ngộ độc thuốc.

Thuốc ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đàm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên dùng liều thấp nhất có tác dụng và trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Không dùng thuốc ho kết hợp thuốc long đàm vì đàm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không ho khạc ra được. Không dùng thuốc ho quá 5 ngày, nếu còn tiếp tục ho đừng tự ý tăng liều, dùng thêm một loại thuốc ho khác hoặc đổi thuốc ho mà bạn cần đi khám bệnh.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm, tốt hơn cả đi bộ

Một nghiên cứu phát hiện môn thể thao giúp sống lâu và sống khỏe, thậm chí tốt hơn cả đi bộ hay tập tạ.

Môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm, tốt hơn cả đi bộ

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Việc uống cà phê ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể cản trở hoạt động của adenosine.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar