15/05/2018 16:56 GMT+7

Chọn thuốc phù hợp cho bé bị ho, ngạt mũi

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)

Hiệu quả nhất trong điều trị cảm là dùng các biện pháp tự nhiên như xịt mũi bằng nước muối, xông hơi hoặc đơn giản là uống nhiều nước.

Chọn thuốc phù hợp cho bé bị ho, ngạt mũi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: momjunction.com

Bé bị cảm thường có biểu hiện ho, ngạt mũi. Nếu bé chỉ ho mà không ngạt mũi thì chỉ cần dùng thuốc ức chế ho, không dùng các thuốc điều trị kết hợp ho và cảm.

Lưu ý nếu các biểu hiện bệnh không ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm và hoạt động ban ngày của bé thì không cần dùng thuốc. Thường thì hiệu quả nhất trong điều trị cảm là dùng các biện pháp tự nhiên như xịt mũi bằng nước muối, xông hơi hoặc đơn giản là uống nhiều nước.

Sau đây là một số tình huống thường gặp trong cảm và cách xử lý. Đừng quên rằng thuốc không chữa khỏi bệnh, chúng chỉ khiến bé cảm thấy dễ chịu tạm thời mà thôi.

Ho khan: Ức chế ho

Nếu bé ho dữ dội, nhất là khi họng khô và ngứa nhưng mũi không chảy nước và không ngạt: Sử dụng thuốc ức chế ho trước khi đi ngủ.

Ho có đờm vừa phải: Long đờm

Nếu bé ho có đờm nhẹ, chỉ vài lần mỗi giờ, và không ảnh hưởng tới giấc ngủ; hoặc có ứ đọng ở ngực, khó ho bật đờm ra, nên dùng thuốc long đờm. Thuốc làm loãng đờm, gây ho và giúp bé đẩy bật đờm ra dễ hơn.

Ho, ứ đọng ở ngực: Ức chế ho/ long đờm

Nếu bé ho có đờm, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ hoặc hoạt động ban ngày, trong khi mũi không chảy và không ngạt, dùng phối hợp thuốc ức chế ho và thuốc long đờm.

Cũng có thể dùng thuốc ức chế ho một mình nếu bạn không có thuốc long đờm trong tay.

Ngạt mũi: Chống ngạt mũi

Nếu bé ngạt mũi nhưng nước mũi chảy không nhiều thì thuốc chống ngạt mũi sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Thuốc cũng giúp làm khô chất xuất tiết.

Thuốc chống ngạt mũi có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ (trừ khi được kết hợp với thuốc kháng histamin), vì vậy dùng vào ban ngày sẽ tốt hơn.

Ho đêm, ngạt mũi, chảy nước mũi, ứ đọng ở ngực:

Dùng thuốc kháng histamin/chống ngạt mũi/ức chế ho

Nên phối hợp các thuốc trên nếu mũi ngứa, ngạt và chảy nước; kèm theo ho nhiều, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Tốt nhất là sử dụng vào ban đêm vì thành phần kháng histamin sẽ khiến trẻ buồn ngủ.

Một số thuốc tổng hợp có thể chứa cả paracetamol, giúp giảm sốt và đau nếu có.

Chảy mũi, ngạt mũi: Dùng thuốc kháng histamin/Chống ngạt mũi

Dùng các thuốc này nếu bé chảy mũi và ngạt mũi gây ảnh hưởng tới giấc ngủ nhưng ít ho.

Nên sử dụng vào ban đêm vì thành phần kháng histamin sẽ khiến trẻ buồn ngủ.

Đa số các thuốc chỉ có tác dụng 4-6 tiếng, vì vậy có thể lặp lại liều thuốc vào ban đêm.

Chọn thuốc đúng cách

Tên biệt dược của thuốc không quan trọng, hãy chú ý vào tên của một hoặc nhiều thành phần thuốc gốc thuộc 4 nhóm nói trên, chúng được ghi phía dưới tên biệt dược. Chẳng hạn thuốc gốc loratadine có thể có các biệt dược khác nhau như Loratidine, Airtalin, Allersil; CBICenlertin; Clarityn... Bạn chỉ cần chú ý vào thành phần thuốc gốc loratadine là được.

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Hạ đường huyết ở người cao tuổi nguy hiểm hơn so với người trẻ vì cơ thể suy giảm khả năng thích nghi.

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

Ung thư khoang miệng là một nhóm bệnh lý ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm lưỡi, lợi, hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi là nhóm phổ biến và nguy hiểm nhất.

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

Lý do Abbott Healthcare Việt Nam chủ động thu hồi công bố sản phẩm

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm ban hành quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.

Lý do Abbott Healthcare Việt Nam chủ động thu hồi công bố sản phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar