01/02/2016 08:57 GMT+7

Béo phì ở trẻ em trở thành vấn nạn toàn cầu

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TT - Ủy ban Chấm dứt nạn béo phì trẻ em (ECHO) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo trẻ em ngày nay đang lớn lên trong một môi trường dễ mắc bệnh béo phì.

Đây là một thách thức chung cho cả thế giới chứ không riêng những nước giàu.

Báo cáo cho biết thế giới có 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì. Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi của tảng băng bởi con số đang tăng mạnh, đe dọa các thế hệ tương lai của chúng ta.

Hai năm nghiên cứu của ECHO cho thấy tỉ lệ béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tăng từ 4,8% năm 1990 lên 6,1% năm 2014.

Điều đáng lo ngại trong báo cáo là nạn béo phì không còn là “đặc sản” của những nước giàu. Số trẻ béo phì ở nhóm nước thu nhập thấp và trung bình tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua. Năm 2014, một nửa số trẻ dưới 5 tuổi bị béo phì trên thế giới sống ở châu Á, 1/4 tại châu Phi.

“Sự gia tăng nạn béo phì ở những nước thu nhập thấp và trung bình khắp châu Phi và châu Á thật sự đáng báo động, đe dọa kéo lùi sự gia tăng tuổi thọ đạt được trong thập kỷ qua và góp phần làm gia tăng số tử vong, bệnh tật và làm giảm chất lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng” - báo cáo viết.

Theo ECHO, sự toàn cầu hóa và đô thị hóa đang tạo ra một môi trường không lành mạnh cho trẻ em ở các nước đang phát triển, trong đó việc quảng cáo các loại thức ăn, nước uống không tốt cho sức khỏe là một vấn nạn chính.

Theo lãnh đạo ECHO, trẻ bị béo phì gặp rất nhiều rào cản về thể chất, tâm lý, khả năng học tập... và sẽ tạo ra những hậu quả lớn khi trưởng thành và cho cả gia đình và xã hội.

“Chúng ta cần sự cam kết chính trị mạnh hơn để đối phó với thách thức toàn cầu là nạn béo phì và thừa cân.

WHO cần làm việc với các chính phủ để áp dụng các biện pháp giải quyết những nguyên nhân gây béo phì từ môi trường sống và giúp trẻ em có một khởi đầu cuộc sống lành mạnh mà các em đáng được có” - lãnh đạo Peter Gluckman của ECHO phân tích.

Báo cáo đề xuất triển khai nhiều chương trình khuyến khích sử dụng thực phẩm lành mạnh và hạn chế những loại không lành mạnh, chẳng hạn đánh thuế mạnh những loại nước uống có đường và thu hẹp thị trường thức ăn không có lợi cho sức khỏe.

ECHO cũng kêu gọi chính phủ các nước thúc đẩy trẻ em vận động, tránh ngồi quá nhiều. Cuối cùng và quan trọng nhất là nâng cao kỹ năng và kiến thức dinh dưỡng cho các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ em, và đưa các chương trình giáo dục về sức khỏe, dinh dưỡng vào nhà trường.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar