03/01/2020 10:44 GMT+7

Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức chưa chuyển tiền thu sai cho Quỹ Vì người nghèo

HƯƠNG THẢO - THU HIẾN
HƯƠNG THẢO - THU HIẾN

TTO - Sau hơn một tháng kể từ ngày đề xuất, đến nay Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức vẫn chưa chuyển tiền thu thêm chi phí xét nghiệm sai quy định cho Quỹ Vì người nghèo TP.HCM.

Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức chưa chuyển tiền thu sai cho Quỹ Vì người nghèo - Ảnh 1.

Bảng kê chi phí khám chữa bệnh người bệnh tự chi trả chênh lệch của bệnh viện - Ảnh: T.L

Thông tin này vừa được bà Dương Thị Huyền Trâm - trưởng Ban Phong trào, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM - xác nhận với Tuổi Trẻ Online sáng 3-1.

"Từ ngày 28-11 đến 31-12-2019 chúng tôi chưa nhận được bất kỳ khoản tiền quyên góp nào từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức" - bà Trâm khẳng định.

Trước đó, trong quá trình đưa người nhà đi khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, anh Đỗ Minh Trường (30 tuổi, ngụ Q.9) phát hiện có sự chênh lệch mức giá xét nghiệm của bệnh viện so với mức giá được quy định tại các thông tư của Bộ Y tế.

Các khoản tiền thu chênh lệch này được phía bệnh viện gọi là "khoản tiền thu thêm/phụ thu ngoài BHYT".

Mức độ người bệnh phải đóng thêm cho các xét nghiệm tùy thuộc vào số lần đến khám chữa bệnh. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào số xét nghiệm được bác sĩ chỉ định thực hiện ở mỗi lần khám chữa bệnh nhiều hay ít.

"Mẹ tôi đến khám bệnh ngày 29-5-2019 bị thu thêm 61.900 đồng, tôi đến khám bệnh ngày 17-7-2019 bị thu thêm 24.200 đồng" - anh Trường nói.

Sau đó, anh Trường đã kiến nghị Sở Y tế TP.HCM đề nghị làm rõ khoản tiền bệnh viện thu thêm của tất cả bệnh nhân.

Báo cáo với Sở Y tế TP sau đó, bệnh viện thừa nhận có tổ chức phụ thu tiền dịch vụ xét nghiệm từ tháng 9-2018 và chấm dứt từ 31-7-2019 (tức thu khoảng 10 tháng). Lý do thu "nhằm tạo thuận lợi cho bệnh nhân không phải đi lên tuyến trên".

Ngày 28-11, bệnh viện đề xuất chuyển toàn bộ số tiền thu sai vào Quỹ Vì người nghèo TP.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh khẳng định việc bệnh viện thu thêm chi phí xét nghiệm ngoài mức chi trả theo quyền lợi BHYT là sai quy định, lý do "những dịch vụ kỹ thuật bệnh viện thu thêm đã bao gồm tiền thuốc, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện dịch vụ".

Sở Y tế cũng đồng ý việc đưa khoản chi phí thu sai quy định như trên đưa vào Quỹ Vì người nghèo TP.HCM.

Sáng 3-1, phóng viên báo Tuổi Trẻ Online gọi điện và nhắn tin cho ông Cao Tấn Phước để hỏi về tổng số tiền thu sai của bệnh nhân là bao nhiêu, tại sao đề xuất trước đó 1 tháng nhưng đến nay chưa chuyển tiền cho Quỹ Vì người nghèo TP, nhưng tiếp tục không nhận được hồi âm.



HƯƠNG THẢO - THU HIẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Một thông tin lan truyền trên mạng nói rằng bạn sẽ phải ăn 6 quả táo Mỹ mới thu được lượng dưỡng chất tương đương 1 quả táo Ý.

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

“Bác sĩ ơi, cứu em với!, tiếng kêu cứu giữa đêm của người phụ nữ với hơn 60 lần phẫu thuật và đùi bị hoại tử do tiêm filler. Một ca đại phẫu sinh tử kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ để cứu bệnh nhân.

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar