14/09/2014 05:08 GMT+7

​Bệnh tật không phải là bất hạnh

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TT - Chàng thanh niên người Mỹ Gunnar Esiason chiến đấu với căn bệnh xơ nang suốt 23 năm qua, nhưng ít nhất đến nay anh vẫn là người chiến thắng và đang nỗ lực giúp đỡ những người khác.

Gunnar Esiason và cha tiếp thêm sức mạnh cho nhau trong cuộc chiến chống bệnh xơ nang 20 năm qua - Ảnh: Boston Globe

Khi ra đời, bác sĩ đoán rằng Gunnar có thể sống lâu nhất được khoảng 17 năm với chứng xơ nang, căn bệnh di truyền có thể đe dọa nghiêm trọng hệ hô hấp, tiêu hóa. Có khoảng 70.000 người trên thế giới mắc bệnh này.

Điều đó có nghĩa là Gunnar phải vật lộn với từng hơi thở mỗi ngày. “Hãy tưởng tượng bạn phải thở qua cái ống hút cả ngày và mỗi ngày đều như vậy” - anh nói. Đến nay chưa có cách chữa trị bệnh xơ nang nhưng với Gunnar điều đó không có nghĩa là chấm hết. “Tôi chưa bao giờ thấy tồi tệ. Tôi mắc bệnh không phải do lỗi của ai, không phải một lời nguyền, không phải là kém may mắn. Nó chỉ xảy ra mà thôi” - anh chia sẻ trong bài viết cảm động của mình được đăng tải trên CNN.

Cha của Gunnar, ông Boomer Esiason, thành lập quỹ để nghiên cứu chữa căn bệnh này từ lúc anh 2 tuổi. Trong hai thập kỷ qua, tổ chức phi lợi nhuận này đã thu được khoảng 100 triệu USD. Ngoài việc tài trợ cho các nghiên cứu, quỹ cũng hỗ trợ cộng đồng những người mắc bệnh xơ nang qua hình thức trao học bổng, trợ cấp và các chương trình khác.

Trang web của quỹ cũng đăng tải vô số câu chuyện của những thành viên “câu lạc bộ xơ nang” đang chiến đấu với bệnh tật. “Tôi đã gặp hàng ngàn gia đình có người mắc bệnh, phần lớn họ luôn nỗ lực để sống trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn. Sự can đảm thầm lặng và quyết tâm của họ đã tiếp thêm nghị lực cho tôi” - ông Esiason nói về cuộc chiến 20 năm qua với bệnh xơ nang vì con trai.

Trong thời gian đó, Gunnar cũng có cuộc chiến của riêng mình. Để sống chung được với căn bệnh mãn tính này, mỗi ngày anh phải trải qua các liệu pháp làm sạch dịch nhầy phổi, uống khoảng 80 viên thuốc và phải luôn đắn đo trước những hoạt động rất bình thường như đi chơi với bạn, đi xa vào cuối tuần. Nhưng cuộc sống với Gunnar bao giờ cũng rất tuyệt vời. Anh chơi thể thao, nhận bằng cử nhân ngành tiếng Anh năm ngoái và hiện làm trong tổ chức phi lợi nhuận của cha mình để tham gia giúp đỡ những người có chung hoàn cảnh.

“Bệnh xơ nang khiến tôi học cách sống kiên cường. Dù còn trẻ nhưng tôi hiểu rõ giá trị của sự sống và biết rằng nó mong manh đến nhường nào” - Gunnar chia sẻ. “Anh ấy là hình mẫu và là người hùng của tôi - em gái Sydney của Gunnar tự hào nói - Mỗi khi thức dậy và cảm thấy không khỏe, không muốn đi đâu, tôi nghĩ về anh ấy và biết rằng anh ấy còn thấy tệ hơn tôi gấp mười lần”.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Chất lượng hôn nhân và sức khỏe là hai yếu tố song hành trong tuổi thọ.

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar