27/07/2014 07:33 GMT+7

Trở lại nhà tù

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TT - Sinh ra trong nhà tù và trải qua những năm tháng tuổi trẻ dính đến ma túy và tội phạm, Deborah Jiang Stein cuối cùng tìm thấy mục đích sống của mình cũng trong nhà tù, nhưng là để giúp đỡ người khác.

Deborah Jiang Stein diễn thuyết khắp các nhà tù ở Mỹ để truyền cảm hứng cho các nữ tù nhân - Ảnh: Truth Atlas

Stein nghiện ma túy từ khi mới sinh và sống năm đầu tiên của cuộc đời với mẹ ruột trong nhà tù ở West Virginia (Mỹ) trước khi được chuyển vào mái ấm rồi được nhận nuôi. Nhưng khi phát hiện mình không phải con ruột, cô bị chấn thương tâm lý và rối loạn phản ứng gắn bó, một hội chứng ảnh hưởng đến sự gắn bó của trẻ với mọi người xung quanh. Stein trải qua những năm tháng tuổi trẻ đắm chìm trong ma túy, tham gia cướp có vũ trang và thậm chí vận chuyển cocaine.

Tuy nhiên khi chứng kiến một vụ án đẫm máu, Stein quyết định làm lại cuộc đời. Cô hòa giải với cha mẹ nuôi, lấy bằng cử nhân kinh tế và trở lại nhà tù nơi cô sinh ra. Mẹ cô đã mất do ung thư họng nhưng Stein may mắn tìm thấy người em cùng mẹ. Tuy nhiên cô cũng thấy một thực tế tiêu cực: có khoảng 2,7 triệu trẻ em ở Mỹ có cha hoặc mẹ ở tù và 70% trong số chúng cũng sẽ vào tù khi lớn lên.

Stein nhận ra sứ mệnh của mình là phải giúp đỡ tù nhân với câu hỏi: “Nếu 1% tù nhân này nâng cao được học vấn và giúp con mình đi một con đường khác thì sao?”. Rồi cô trả lời: “Mọi người có thể thay đổi - hãy nhìn tôi mà xem”. Cô bắt đầu tổ chức các buổi hội thảo về viết lách trong tù cho các nữ tù nhân và diễn thuyết tại các nhà tù trên khắp nước Mỹ để truyền cảm hứng cho các nữ tù nhân. Bản thân cô đã là tác giả cuốn sách ăn khách Prison baby kể về chính cuộc đời mình. “Tôi muốn mọi người biết rằng những nữ tù nhân này không đáng sợ. Họ là những con người bị thương cần đến lòng trắc ẩn. Mọi người đều được yêu thương, mọi người đều có giá trị và có những kỹ năng mà họ không biết được”.

Một trong những mục tiêu của Stein, hiện là mẹ của hai đứa con, là xây dựng những chương trình như “Gửi thư cho mẹ” để kết nối những đứa trẻ với mẹ của chúng ở trong tù, lập học bổng cho con cái của các nữ tù nhân. Các chương trình của cô đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các nữ tù. “Cô ấy chứng minh rằng có thể phá vỡ vòng nghiện ngập luẩn quẩn và thành công cũng là một lựa chọn” - một nữ tù ở New York nói trên Truth Atlas.

Bản thân Stein đang mắc viêm gan siêu vi C, một căn bệnh chưa có thuốc chữa, nhưng cô chưa bao giờ thôi lạc quan hay muốn rời xa công việc. “Làm việc này giúp tôi tha thứ cho bản thân bởi tôi thường nghĩ mọi chuyện xảy với tôi là vì tôi là người xấu. Nhà tù là nơi tôi sinh ra. Quay trở lại đó đã giải phóng tôi” - Stein nói.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Phép bù trừ xây dựng gia đình hạnh phúc

Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM tuyên dương "Gia đình văn hóa, hạnh phúc tiêu biểu" năm 2025 toàn TP.

Phép bù trừ xây dựng gia đình hạnh phúc

Đám cưới đặc biệt bên giường bệnh

Trong Ngày Gia đình Việt Nam 28-6, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thông tin về một đám cưới xúc động đã diễn ra tại bệnh viện.

Đám cưới đặc biệt bên giường bệnh

Vợ chồng cùng vượt sóng thất nghiệp

Thất nghiệp, khi rớt trúng ở độ tuổi trung niên, không chỉ là cú sốc nghề nghiệp mà còn tiềm ẩn nguy cơ rạn nứt trong đời sống hôn nhân.

Vợ chồng cùng vượt sóng thất nghiệp

Yêu là phải biết ghen?

Tôi có một chị bạn nhắn tin nhờ tôi nghe tâm sự xem chị hành xử như vậy đúng hay sai. Khi chồng đi công tác xa về, chị ngửi thấy mùi nước hoa phụ nữ trên quần áo của anh.

Yêu là phải biết ghen?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar