09/07/2024 18:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bệnh bạch hầu có vắc xin phòng nhưng vì sao chưa thanh toán được?

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, năm 2024 ghi nhận 5 ca mắc bạch hầu tại Hà Giang (3 ca vào các tháng 1, 2 và 4); Nghệ An (1 ca, tháng 6-2024, người bệnh đã tử vong) và Bắc Giang (1 ca, tháng 7-2024).

Nhân viên Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa điều trị cho các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu cao - Ảnh: HIỆP HÒA

Nhân viên Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa điều trị cho các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu cao - Ảnh: HIỆP HÒA

Tính chung từ 2020 đến nay, đã có ít nhất 4 vụ dịch bạch hầu có người tử vong. Trong đó tháng 7-2020 tại Tây Nguyên, năm 2023 có 2 vụ dịch tại tỉnh Hà Giang và Điện Biên, và vụ dịch hiện nay.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về lý do năm nào cũng xảy ra dịch, trong khi bạch hầu là bệnh có vắc xin phòng, một chuyên gia có trách nhiệm của Bộ Y tế cho rằng không có chuyện thanh toán được bệnh bạch hầu. Một bệnh chỉ có khả năng thanh toán khi có "vũ khí" đặc hiệu; xác định được tác nhân và có biện pháp khống chế, ngăn lây nhiễm.

Với bệnh bạch hầu, vắc xin hiện nay là ngăn độc tố của tác nhân gây bệnh, không phải là vũ khí để thanh toán bệnh.

"Vì thế không đặt ra vấn đề thanh toán bạch hầu, cũng như bệnh sởi cũng không đặt ra thanh toán bệnh sởi mà chỉ là loại trừ" - chuyên gia này nói.

Với dịch bạch hầu trong thời điểm hiện nay, có cần phải tiêm phòng bạch hầu ngay cả ở vùng chưa ghi nhận ca bệnh? Chuyên gia này cho rằng các biện pháp phòng chống sẽ bao gồm dự phòng, quản lý ca bệnh và điều trị. Việc triển khai tiêm vét, tiêm ngừa cho người chưa tiêm hoặc tiêm thiếu mũi chỉ nên thực hiện ở các vùng có dịch, không triển khai rộng rãi.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh bạch hầu là bệnh có vắc xin phòng bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong những năm gần đây số mắc giảm nhiều lần so với trước khi bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng, từ gần 3.500 ca mắc năm 1983 xuống còn khoảng từ 10 - 50 ca mắc/năm (trong vòng 15 năm trong giai đoạn từ 2004 - 2019).

Sau đó số mắc có tăng trở lại vào năm 2020 (226 trường hợp mắc chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Quảng Trị) và giảm trong các năm 2021 (có 6 ca mắc) và năm 2022 (có 2 ca mắc).

Năm 2023 cả nước ghi nhận 57 ca mắc bệnh bạch hầu (có kết quả xét nghiệm PCR dương tính và nuôi cấy) tại 3 tỉnh Hà Giang, Điện Biên và Thái Nguyên, số mắc tập trung vào 5 tháng cuối năm (55 ca mắc), trong đó 7 ca tử vong.

Năm 2024 tính đến nay ghi nhận 5 ca mắc, trong đó 1 ca tử vong: tỉnh Hà Giang 3 ca mắc trong các tháng 1, 2 và 4 tại các ổ dịch cũ (huyện Mèo Vạc, huyện Đồng Văn, huyện Yên Minh); tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) 1 trường hợp mắc và tử vong (tháng 6-2024); tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) 1 ca tháng 7-2024, có tiếp xúc gần với ca tử vong của tỉnh Nghệ An.

Tình trạng sức khỏe nữ sinh mắc bệnh bạch hầu ra sao?

Cô gái ở Nghệ An mắc bệnh bạch hầu điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã ổn định, được chuyển về địa phương tiếp tục cách ly, theo dõi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar