09/07/2024 16:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tình trạng sức khỏe nữ sinh mắc bệnh bạch hầu ra sao?

Cô gái ở Nghệ An mắc bệnh bạch hầu điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã ổn định, được chuyển về địa phương tiếp tục cách ly, theo dõi.

Nhân viên Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa điều trị cho các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu cao - Ảnh: HIỆP HÒA

Nhân viên Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa điều trị cho các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu cao - Ảnh: HIỆP HÒA

Bệnh nhân đã điều trị ổn định

Trao đổi với báo chí chiều 9-7, ông Nguyễn Trung Cấp - phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - cho biết chiều 7-7 bệnh viện tiếp nhận nữ bệnh nhân B. (18 tuổi, trú Nghệ An - làm việc tại Bắc Giang) dương tính với bệnh bạch hầu.

"Rất may mắn khi tại thời điểm tiếp nhận bệnh nhân chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Các bác sĩ đã điều trị dự phòng sớm theo phác đồ, sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển…

Do chưa có tình trạng biến chứng nên bệnh nhân đã nhanh chóng được điều trị ổn định và được chuyển về địa phương tiếp tục cách ly, theo dõi", ông Cấp thông tin.

Theo ông Cấp, những năm gần đây bệnh viện vẫn tiếp nhận ca mắc bệnh bạch hầu từ tuyến dưới. Năm 2023, bệnh viện cũng tiếp nhận một số bệnh nhân tại tỉnh Hà Giang, Điện Biên, phần lớn ca mắc nhẹ.

Ông Cấp cho biết thêm sau thời gian ủ bệnh 2-5 ngày, khởi đầu bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu sẽ xuất hiện các triệu chứng giống như viêm họng như đau họng, ho, một số bệnh nhân nuốt khó, nuốt đau, sốt. Đa số bệnh nhân sau đó dần hồi phục. Một số bệnh nhân có tiến triển bệnh bạch hầu nặng và ác tính.

Vì vậy, khi xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, tốt nhất người dân nên đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh bạch hầu đó là giả mạc phát triển nhanh, lan tỏa xuống đường hô hấp gây ra tình trạng bít tắc đường hô hấp. Hoặc những mảnh giả mạc của bạch hầu có thể rụng, khiến người bệnh hít phải gây sặc, tắc đường thở.

Nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn đó là viêm cơ tim, bởi độc tố bạch hầu gây tác dụng mạnh đối với cơ tim. Những bệnh nhân bệnh bạch hầu thể ác tính có thể dẫn đến viêm cơ tim, suy tim cấp... Nặng hơn nữa có thể dẫn đến sốc, suy đa tạng, tử vong. 

Ngoài ra có thể gặp biến chứng trên thận, gan, tuyến thượng thận…

Bệnh bạch hầu có dễ lây nhiễm như COVID-19?

Ông Cấp nhận định bệnh bạch hầu là một bệnh nguy hiểm, đặc biệt với nhóm chưa tiêm chủng đầy đủ hoặc hiệu lực bảo vệ vắc xin đã hết, nguy cơ tử vong trong trường hợp này là 10-20%.

"Tỉ lệ tử vong bệnh bạch hầu cao hơn nhiều so với COVID-19. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm thấp hơn rất nhiều. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi.

Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh. Hoặc lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.

Bệnh có thể xuất hiện ở rải rác các vùng, nhưng không thể gây ra một đại dịch như COVID-19, vì vậy người dân cũng không nên quá lo lắng", ông Cấp nói.

Về vấn đề này, ông Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cũng cho rằng những trường hợp đã tiếp xúc với ca bệnh vừa qua cũng không nên quá hoang mang.

Hiện bệnh bạch hầu đã có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh. Những trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh sẽ được uống thuốc kháng sinh dự phòng để diệt ngay vi khuẩn bạch hầu, giúp phòng tránh nguy cơ phát bệnh nếu không may nhiễm vi khuẩn và không trở thành nguồn lây bệnh cho người khác.

Ông Cấp cũng nhấn mạnh để phòng bệnh bạch hầu, quan trọng nhất vẫn là tiêm chủng vắc xin. Hiệu lực bảo vệ của vắc xin phòng bệnh bạch hầu khoảng 10 năm. Sau 10 năm hiệu lực của vắc xin giảm dần, có những người sau thời gian nhiều hơn mới sụt giảm. Vì thế người dân cần tiêm nhắc lại vắc xin sau 10 năm để phòng bệnh.

Cũng theo ông Cấp, sau khi nhiễm bệnh bạch hầu vẫn có nguy cơ mắc bệnh lại, vì vậy người dân không nên chủ quan, cần chú ý phòng tránh bệnh.

Rà soát, tiêm vét vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Sau trường hợp một cô gái tử vong vì bệnh bạch hầu, các sở ngành, địa phương Nghệ An đang tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Lực lượng chức năng phát hiện một lò mổ heo trái giờ quy định và heo có dấu hiệu bị bệnh, giữa lúc ở Huế ghi nhận hơn 30 trường hợp mắc liên cầu lợn.

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Người đàn ông ở xã Ea Tul (tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng chỉ tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh.

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

Theo Sở Y tế TP.HCM, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế 2-3 tháng đối với bệnh mạn tính không phải 'cấp phát tùy ý', người dân cần nắm rõ quyền lợi bảo hiểm y tế và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ...

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

TP.HCM phát hiện nhiều cơ sở 'khai gian' thiết bị y tế để trúng thầu

Sở Y tế TP.HCM phát hiện một số cơ sở sản xuất, nhập khẩu thiết bị y tế đã hạ thấp mức độ rủi ro của thiết bị để được công bố dễ dàng hơn hoặc dễ tham dự và trúng thầu.

TP.HCM phát hiện nhiều cơ sở 'khai gian' thiết bị y tế để trúng thầu

BHXH TP.HCM mới tiếp tục hỗ trợ đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho nhiều nhóm đối tượng

BHXH khu vực 27 tiếp tục hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện cho các nhóm đối tượng do ngân sách địa phương hỗ trợ trên địa bàn.

BHXH TP.HCM mới tiếp tục hỗ trợ đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho nhiều nhóm đối tượng

Đắk Lắk phát hiện hai ca bệnh nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'

Ngành y tế tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận 2 trường hợp nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" Whitmore, hiện tỉnh tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh lây lan.

Đắk Lắk phát hiện hai ca bệnh nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar