14/05/2023 15:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Bể trăng côi' viết về COVID để vượt qua nỗi sợ COVID

Sáng 14-5, buổi ra mắt sách 'Bể trăng côi' của tác giả Huỳnh Trọng Khang diễn ra tại TP.HCM thu hút nhiều độc giả tham dự, tác phẩm mới lấy bối cảnh về đại dịch COVID-19.

Bể trăng côi viết về COVID để vượt qua nỗi sợ COVID - Ảnh 1.

Tác giả Huỳnh Trọng Khang là cây bút trẻ được đặt nhiều kỳ vọng cho thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam - Ảnh: THÁI THÁI

Bể trăng côi được Huỳnh Trọng Khang viết trong kỳ đại dịch. Khi được hỏi lý do cho ra đời tác phẩm, anh nói: "Tôi viết sách về COVID để vượt qua nỗi sợ COVID".

Những triết lý Phật giáo

Bể trăng côi gồm hai mạch truyện được kể song song, là chuyện một chú tiểu rời khỏi thảo am để đến Sa Mạo sơn nhưng bị kẹt giữa thành phố đang cao điểm dịch. Bên còn lại là hành trình đi thỉnh kinh ở Tây Trúc của vị sư Huyền Trang.

Hai nhân vật xưa và nay đan xen, tuy khác nhau về thời gian, không gian nhưng lại có những nét tương đồng, chứa đựng ý nghĩa nhân sinh. 

Theo tác giả, chú tiểu và sư Huyền Trang kết nối với nhau thể hiện triết lý về luân hồi của đạo Phật.

Bể trăng côi viết về COVID để vượt qua nỗi sợ COVID - Ảnh 2.

Tác phẩm Bể trăng côi của nhà văn Huỳnh Trọng Khang - Ảnh: NXB Trẻ

"Với Phật giáo, mọi thứ luôn trở lại. Trận đại dịch vừa qua có thể lớn, nhưng trong quá khứ, nhân loại đã từng phải chịu những đại dịch lớn hơn, trong đó có đại dịch càn quét hơn nửa dân số châu Âu.

Đó là một phần của đời sống. 

Vì vậy, con người không nên coi đó như tận thế. Bởi sự tận thế đáng sợ nhất không phải là môi trường vật chất, mà nằm ở lòng người. Mà chúng ta cũng đừng tin vào sự tận thế ở lòng người vì ai cũng còn một mầm sống, hy vọng trong trái tim", tác giả Huỳnh Trọng Khang chia sẻ.

Là người dẫn dắt buổi ra mắt, nhà văn Phương Huyền cảm thấy tâm đắc nhất với cách viết nhẹ nhàng về sự khốc liệt của đại dịch trong tác phẩm Bể trăng côi.

“Trong tiếng ồn ào của xe cứu thương và sự im lặng của con người thời dịch bệnh, Khang chọn cách viết đi qua những khó khăn và nỗi đau. 

Kể cả việc bà nội mất, ông Thanh, người mẹ, dì Út, cách mà Khang kể trong sách khiến tôi cảm thấy những mất mát kia đau đớn một cách nhẹ nhàng.

Khang truyền tải một câu chuyện về đại dịch, câu chuyện về mất mát, tuy đau nhưng để cho mọi người có thể buông xuống và tiếp tục sống”, Phương Huyền nói.

Bể trăng côi viết về COVID để vượt qua nỗi sợ COVID - Ảnh 3.

Nhà văn - nhà giáo Nhật Chiêu (phải) có mặt tại buổi ra mắt sách để ủng hộ học trò - Ảnh: THÁI THÁI

Đồng tình với quan điểm trên, nhà văn - nhà giáo Nhật Chiêu nhận định cái hay của Huỳnh Trọng Khang nằm ở chỗ không lấy cái nghiêm trọng để viết về cái nghiêm trọng. Trong cách viết của tác giả trẻ còn có sự trào phúng và khôi hài.

“Qua hai trận đại dịch, gia đình nào cũng có những khó khăn, đến giờ kể lại rất buồn nhưng mà Khang đã không chọn cách kể bi thương, bi lụy. Khang đem cái khôi hài để làm nhẹ không khí u ám dịch bệnh”, nhà văn Nhật Chiêu bày tỏ.


Huỳnh Trọng Khang sinh năm 1994 tại Châu Đốc, An Giang.

Anh là tác giả của một số tiểu thuyết và truyện ngắn nhận được nhiều tiếng vang như Mộ phần tuổi trẻ (2016), Những vọng âm nằm ngủ (2018)...

Đặc biệt, tiểu thuyết Mộ phần tuổi trẻ - tác phẩm anh viết khi đang là sinh viên - được trao giải thưởng Sách Hay năm 2017.

Bể trăng côi và hành trình ẩn mật

Bể trăng côi là tác phẩm mới của nhà văn trẻ Huỳnh Trọng Khang.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar