09/05/2023 12:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bất cập giá điện sinh hoạt cao hơn giá điện sản xuất của doanh nghiệp

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận xét chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng.

Bất cập giá điện sinh hoạt cao hơn giá điện sản xuất của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Từ 4-5, giá điện đã tăng 3% sau 4 năm kìm giữ - Ảnh: T.THOA

Mỗi lần tăng giá điện, người dân đều cảm thấy không thoải mái

Sáng 9-5, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến giá điện, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu việc Chính phủ đã tiếp tục nghiên cứu, xác định phương án điều chỉnh giá điện phù hợp.

Việc này hạn chế tối đa tác động cộng hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến lạm phát, chi phí sản xuất, sinh hoạt của người dân, đồng thời bảo đảm nguồn lực đầu tư các dự án nguồn điện, lưới điện cho doanh nghiệp trong nước.

Cạnh đó, bảo đảm nguồn cung xăng dầu, điện, giữ vững an ninh năng lượng, an ninh lương thực trong nước.

Cũng từ 4-5, giá điện đã tăng 3% sau 4 năm kìm giữ, lên mức giá bán lẻ bình quân là 1.920,37 đồng một kWh.

Tuy nhiên, trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng việc tăng giá này của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khiến tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm.

Cơ quan thẩm tra cũng chỉ ra điểm không hợp lý trong cơ cấu giá của Bộ Công Thương. Đó là giá điện sinh hoạt vẫn bù chéo cho sản xuất, trong đó chiếm số lượng lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tức là giá điện sinh hoạt của người dân chi trả cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp.

Ủy ban Kinh tế cũng nhận xét chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng.

"Đó là lý do mỗi lần tăng giá điện, người dân đều cảm thấy không thoải mái", Ủy ban Kinh tế đánh giá.

Theo số liệu giá thành sản xuất kinh doanh điện 2022 được Bộ Công Thương công bố cuối tháng 3, giá sản xuất là 2.032,26 đồng một kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.

Tức là với mức giá bán lẻ bình quân ở thời điểm trước khi tăng giá là 1.864,44 đồng, EVN bán lỗ gần 168 đồng một kWh.

Chi phí đầu vào tăng vọt, chủ yếu từ khâu phát điện tăng gần 21,5% so với 2021 do giá nhiên liệu (than, khí, dầu) leo thang. Vì vậy, tập đoàn này lỗ hơn 36.294 tỉ đồng từ sản xuất kinh doanh điện. Sau khi trừ đi thu nhập tài chính khác, số lỗ của EVN năm ngoái hơn 26.200 tỉ đồng.

Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ này, sớm có giải pháp khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Cũng theo cơ quan của Quốc hội, phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn, được thể chế hóa trong các chiến lược, cơ chế khuyến khích phát triển của Chính phủ.

Tuy nhiên, nguồn năng lượng này còn khó khăn khi điện tái tạo sản xuất không bán được, chưa thống nhất được về cơ chế giá. Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch điện VIII chậm ban hành.

Ngoài đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá làm rõ thêm vấn đề, Ủy ban Kinh tế lưu ý Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ các dự án về nguồn và lưới điện, chủ động phương án nguồn cung than, khí phục vụ sản xuất và vận hành hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mùa cao điểm nắng nóng sắp tới.

Sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu có bất cập

Về vấn đề giá xăng dầu, Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra việc sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu có bất cập.

Theo đó việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu dẫn đến bỏ lỡ tín hiệu của thị trường, tiềm ẩn sự không minh bạch.

Chẳng hạn, trong kỳ điều hành, nếu chỉ sử dụng quỹ thì giảm bớt biên độ biến động giá. Nhưng nếu giá thế giới tiếp tục tăng trong kỳ điều hành tiếp theo mà quỹ bình ổn không còn thì giá trong nước sẽ cao hơn thế giới.

Ủy ban này cũng dẫn ý kiến của Thanh tra Chính phủ, nhận xét quản lý quỹ bình ổn giá "còn nhiều vấn đề, gần như không quản lý được.

Trong bối cảnh nghị định 95/2021 sau hơn một năm có hiệu lực bộc lộ những vướng mắc, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi để kịp thời tháo gỡ hạn chế trên thị trường xăng dầu.

Gần 200 hộ dân Cần Thơ phải sử dụng điện câu đuôi, đốt đèn dầu

Bà Lê Thị Lời (75 tuổi, ngụ ấp An Thạnh) cho biết nhà bà không có điện sử dụng, chỉ sử dụng bình ắc quy, thậm chí là đốt đèn dầu để thắp sáng.

Bà Lê Thị Lời (75 tuổi, ngụ ấp An Thạnh) cho biết nhà bà không có điện sử dụng, chỉ sử dụng bình ắc quy, thậm chí là đốt đèn dầu để thắp sáng. "Tui mong được hỗ trợ kéo được đường điện đến nhà, để tuổi già đỡ vất vả và thuận tiện hơn", bà Lời than.

Ngày 9-5, phản ánh với Tuổi Trẻ Online, nhiều hộ dân ở xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cho biết cuộc sống gặp vô vàn khó khăn, tốn kém vì phải sử dụng thiết bị điện, hoặc bình ắc quy, đèn dầu. Lý do nơi đây chưa có hệ thống cấp điện từ phía công ty điện lực.

Anh Cao Văn Đúng (ngụ ấp Phước Thạnh, xã Thạnh Phú) nói: "Điện bắt qua sông quá xa nên không ổn định. Nhiều máy phát điện trong gia đình có lúc không sử dụng được. Một số thiết bị như máy lạnh đã bị hư hỏng".

Theo ghi nhận, do phải sử dụng điện câu đuôi cùng đường dây, nối vào rất nhiều hộ nên người dân ấp Phước Thạnh dù có điện nhưng cũng chỉ sử dụng được bóng đèn và quạt.

Ngoài ra, các dây điện câu đuôi được kéo tự phát qua sông, rạch nên tới mùa mưa bão sẽ nguy hiểm cho ghe tàu. Còn các hộ kinh kế khó khăn thì chịu nhiều thiệt thòi trong sinh hoạt hằng ngày.

Theo ông Từ Nguyễn Duy Tân - trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, khu vực này có 530 hộ dân sinh sống, trong đó có 181 hộ phải sử dụng điện câu đuôi nhà hàng xóm.

"Trong bán kính từ 800m đến 1km phải có tối thiểu 25 hộ dân thì bên điện lực mới đầu tư lưới điện, còn ở đây có 14 hộ dân sống trải dài đến 2,8km. Năm 2017, huyện có gửi văn bản đến xin đầu tư tuyến điện từ nguồn vốn ODA. Nhưng do nguồn vốn có hạn nên ưu tiên các tuyến mang tính cấp bách như nhiều hộ dân sinh sống, chưa có lưới điện… , do đó 14 hộ dân ấp An Thạnh, xã Thạnh Phú chưa được đầu tư", ông Tân giải thích.

TỐNG KHOA

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh với thuế thu nhập cá nhân

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Kết luận không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - phân phối của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang gây nhiều tranh cãi.

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại

Không còn phải đến trường nộp học phí, đến kho bạc đóng thuế, hay ra quầy thanh toán tiền điện nước, giờ đây mọi giao dịch từ lớn đến nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đều được người dân thực hiện nhanh chóng chỉ trong vài giây qua ứng dụng ngân hàng.

Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar