30/12/2021 11:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bảo tàng Anh công bố 552 loài mới trong năm 2021

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên tại London (Anh) vừa công bố 552 loài mới trong năm 2021, trong đó có hàng chục loài giáp xác, 6 loài khủng long và 1 loài bọ Ấn Độ.

Bảo tàng Anh công bố 552 loài mới trong năm 2021 - Ảnh 1.

Hai loài khủng long Spinosaur mới được phát hiện ở đảo Isle of Wight, ngoài khơi nước Anh - Ảnh: ANTHONY HUTCHINGS

Dù bị hạn chế đi lại do đại dịch COVID-19, 300 nhà khoa học của bảo tàng vẫn kiên trì khám phá thêm nhiều loài mới, bao gồm cả những loài còn sống lẫn đã tuyệt chủng, theo thông tin đăng trên báo Guardian ngày 30-12.

"Đây là một năm tuyệt vời để mô tả các loài khủng long mới, đặc biệt là tại Vương quốc Anh", tiến sĩ Susannah Maidment - nhà nghiên cứu cổ sinh vật học tại bảo tàng - cho biết.

"Mặc dù chúng ta đã biết về di sản khủng long của Anh hơn 150 năm qua, việc áp dụng các công nghệ mới và dữ liệu mới từ khắp nơi trên thế giới đang giúp chúng tôi khám phá sự đa dạng của các loài khủng long ở Anh", bà Maidment nói thêm.

Bảo tàng Anh công bố 552 loài mới trong năm 2021 - Ảnh 2.

Eurythenes atacamensis - một loài mới có họ hàng với tôm - được phát hiện tại rãnh Atacama, ngoài khơi Peru và Chile - Ảnh: CNN

Theo Đài CNN, 4 trong số 6 loài khủng long mới được phát hiện tại Vương quốc Anh, trong đó có hai loài Spinosaur - những kẻ ăn thịt khổng lồ có hộp sọ giống cá sấu, có khả năng săn mồi dưới nước lẫn trên cạn, sống cách đây 125 triệu năm.

Các loài Spinosaur - được đặt tên là Ceratosuchops inferodios và Riparovenator milnerae - có thể dài đến 9m, trong đó hộp sọ dài khoảng 1m.

Ngoài ra, còn có 1 loài khủng long Iguanodontian với cái miệng bất thường và Pendraig milnerae - loài khủng long ăn thịt được biết đến sớm nhất ở Vương quốc Anh.

Bảo tàng Anh công bố 552 loài mới trong năm 2021 - Ảnh 3.

Impatiens versicolor - một loài thực vật mới được phát hiện ở đông châu Phi - Ảnh: EBERHARD FISCHER

Hơn nửa trong số các loài mới được phát hiện tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London năm nay là các loài giáp xác, những sinh vật nhỏ giống con tôm được tìm thấy trong các vùng nước mặn và nước ngọt.

Chúng là một phần quan trọng trong các sinh vật phù du, vốn là nguồn thức ăn của các loài nhuyễn thể, cá và các động vật khác, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và chu trình cacbon của hành tinh.

Theo Guardian, các nhà khoa học tại bảo tàng đã công bố 291 loài giáp xác mới trong năm 2021.

Bảo tàng Anh công bố 552 loài mới trong năm 2021 - Ảnh 4.

Rhabdophis bindi là một loài rắn mới tại Ấn Độ và Bangladesh, sinh sống trong các khu rừng thường xanh nhiệt đới - Ảnh: CNN

Các loài mới khác được xác định trong năm nay còn có 90 loài bọ cánh cứng, 52 loài ong bắp cày, 13 loài bướm đêm, 7 loài cua, 6 loài ruồi và 5 loài giáp xác mềm Amphipod, 1 loài dế tại khu vực Đông Nam Á, 5 loài cây mới ở đông châu Phi...

Đặc biệt, có cặp bọ có màu xanh lá và màu tím chủ đạo từ Ấn Độ, và một loài bọ đơn sắc có cặp hàm lớn ở Philippines.

Bảo tàng Anh công bố 552 loài mới trong năm 2021 - Ảnh 5.

Cặp bọ được phát hiện tại Ấn Độ - Ảnh: CNN

Phát hiện 30 loài mới dưới biển sâu

TTO - Một nhóm các nhà khoa học đại dương quốc tế đã phát hiện 30 loài động vật không xương sống mới ở tầng biển sâu quanh quần đảo Galapagos của Ecuador.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar