06/10/2015 09:48 GMT+7

Vui mừng với 200 loài mới

HUỲNH PHƯƠNG
HUỲNH PHƯƠNG

TTO - “Tôi thật sự vui mừng và bất ngờ trước số lượng lớn các loài mới được phát hiện trong thời gian ngắn qua” - giám đốc điều hành Ravi Singh làm việc tại WWF Ấn Độ cho biết.

Một loài khướu đất hung mới - Ảnh: WWF

Báo cáo vừa công bố ngày 5-10 của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho biết trong giai đoạn 2009-2014, các nhà khoa học phát hiện hơn 200 loài sinh vật mới tại khu vực vùng núi đông Himalaya.

Theo đó, qua nghiên cứu và khảo sát thu thập mẫu, các nhà khoa học WWF phát hiện 133 loài thực vật, 39 loài động vật không xương sống, 26 loài cá, 10 loài lưỡng cư, 1 loài bò sát, 1 loài chim và 1 động vật có vú.

Phát hiện cho thấy vùng núi đông Himalaya nổi bật lên là một trong những địa điểm đa dạng sinh học nhất trái đất. Vị trí địa lý vùng núi đông Himalaya trải dài từ Vương quốc Bhutan tới đông bắc Ấn Độ, xa hơn nữa về phía bắc Myanmar, Nepal và phần lãnh thổ phía nam khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.

“Tôi thật sự vui mừng và bất ngờ trước số lượng lớn các loài mới được phát hiện trong thời gian ngắn qua” - giám đốc điều hành Ravi Singh làm việc tại WWF Ấn Độ cho biết.

Đang chú ý trong số các loài mới là cá lóc có vảy óng ánh màu xanh lam ở các con sông Tây Bengal (Ấn Độ). Loài cá lóc này có thể trườn chậm trên cạn, sống và tồn tại trên cạn trong 4 ngày. Ngoài ra, còn phải kể đến loài khỉ mũi hếch biết hắt hơi mỗi khi trời mưa ở các khu rừng hẻo lánh Myanmar.

Tuy nhiên, báo cáo WWF nhấn mạnh hệ sinh thái tại vùng núi đông Himalaya đang bị đe dọa, chỉ còn khoảng 25% môi trường sống còn giữ được hoang sơ. Các vấn đề gồm tăng trưởng dân số, nạn phá rừng, chăn thả gia súc, săn bắn trộm, buôn bán thương mại động vật hoang dã, ô nhiễm môi trường, khai thác mỏ và thủy điện đã tác động và gây áp lực lên hệ sinh thái mong manh khu vực trên.

“Thách thức đặt ra hiện nay là làm thế nào để bảo tồn các loài mới này và các loài mới còn “ẩn mình” đâu đó trước nguy cơ chúng có khả năng “biến mất” trong tự nhiên”, báo cáo WWF nhất mạnh.

Cá lóc có vảy xanh lam óng ánh mới được phát hiện tại Ấn Độ - Ảnh: WWF
Ếch Leptobrachuium Bompu tại Ấn Độ có mắt màu xám xanh nổi bật - Ảnh: WWF
Rắn pitviper Himalaya mới có hoa văn vàng, nâu đỏ, cam xen lẫn - Ảnh: WWF
Loài khỉ mũi hếch quý hiếm Rhinopithecus strykeri ở Myanmar - Ảnh: WWF
Impatiens lohitensis - một trong 133 loài thực vật mới phát hiện ở đông Himalaya - Ảnh: WWF
HUỲNH PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar