20/12/2017 11:40 GMT+7

Phát hiện nhiều loài mới ở Việt Nam và vùng Mekong

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Năm ngoái các nhà khoa học xác định được 115 loài động vật mới ở khu vực sông Mekong, trong đó có loài kì nhông da cá sấu Việt Nam, rùa Thái Lan...

Phát hiện nhiều loài mới ở Việt Nam và vùng Mekong - Ảnh 1.

Kì nhông da cá sấu - một loài mới được phát hiện ở Việt Nam

Nhiều trong số các loài này được bán công khai ở một số chợ địa phương hoặc trên thị trường đặc sản, thông tin được các nhà khoa học của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cảnh báo ngày 19-12.

Theo các nhà khoa học, khu vực sông Mekong gồm 6 nước trải dài từ Tây Tạng đến Việt Nam là một trong những địa giới cuối cùng mà con người có thể tìm thấy các loài sinh vật mới trên Trái đất. 

Trung bình cứ hai ngày lại phát hiện được 1 loài sinh vật mới trong vùng Mekong.

Theo WWF, năm 2016, các nhà khoa học đã xác định được 115 loài động vật mới ở khu vực sông Mekong, trong đó có 11 loài lưỡng cư, 2 loài cá, 11 loài bò sát, 88 loài thực vật và 3 loài động vật có vú sau một quá trình định loại, định danh kéo dài.

Trong số đó có một loài lưỡng cư hiếm gặp - kì nhông da cá sấu, sống chủ yếu trong rừng núi phía Bắc Việt Nam. Các nhà khoa học đã phải mất nhiều năm mới xác định được đây là một loài mới, khác một loài kì nhông được phát hiện năm 2003. 

Tuy nhiên WWF cảnh báo nhiều loài trong số các sinh vật mà giới khoa học mới phát hiện này đang phải đấu tranh sinh tồn trong các môi trường sống đang ngày càng bị thu hẹp và đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, một phần do chúng là món ăn của con người.

WWF kêu gọi chính phủ các nước tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động vật quý hiếm khỏi nạn săn bắt động vật hoang dã. 

Sau đây là hình ảnh một số loài mới - được xác định bởi các nhà khoa học của WWF:

Phát hiện nhiều loài mới ở Việt Nam và vùng Mekong - Ảnh 2.

Một con ếch nhiều màu, gọi là Odorrana Mutschmanni, sống ở vùng núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam.

Phát hiện nhiều loài mới ở Việt Nam và vùng Mekong - Ảnh 3.

Chuột chũi, được gọi tên là Euroscaptor orlovi, là một trong hai loại chuột chũi được phát hiện ở Việt Nam. Theo các nhà khoa học, cái mũi dùng để đào đất có tác dụng bảo vệ cho loài này.  

Phát hiện nhiều loài mới ở Việt Nam và vùng Mekong - Ảnh 4.

Một loài dơi - có mặt như móng ngựa, được gọi là Rhinolophus monticolus được tìm thấy ở vùng đông bắc Thái Lan.

Phát hiện nhiều loài mới ở Việt Nam và vùng Mekong - Ảnh 5.

Rùa mai mềm, chủ yếu ăn ốc, được gọi là Malayemys isan, một trong các loài mới được bán ở chợ địa phương ở vùng đông bắc Thái Lan.

Phát hiện nhiều loài mới ở Việt Nam và vùng Mekong - Ảnh 6.

Một loài cá mới, gọi là Schistura kampucheensis, được phát hiện ở Campuchia. 

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar