08/01/2025 21:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Báo động thực vật ngày càng 'nghèo' dinh dưỡng, ảnh hưởng động vật và cả người

Hiện nay, khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến điều kiện sinh trưởng, một số loài thực vật đang dần mất giá trị dinh dưỡng.

Báo động thực vật ngày càng 'nghèo' dinh dưỡng, ảnh hưởng động vật và cả người - Ảnh 1.

Việc không nhận đủ chất dinh dưỡng từ thực vật sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng, sinh sản và sống sót của các loài" ăn chay" như gấu trúc - Ảnh: Care Animal Hospital

Hơn một phần ba số động vật trên Trái đất, từ bọ cánh cứng đến bò và voi, đều dựa vào chế độ ăn thực vật

Chất lượng thực vật ảnh hưởng quần thể động vật

Hoạt động của con người làm gia tăng lượng khí CO₂ trong khí quyển và làm nhiệt độ toàn cầu tăng cao. Để thích nghi, nhiều loài thực vật trên thế giới đang phát triển nhanh hơn.

Một số nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là "sự xanh hóa Trái đất", và nó có thể giúp hấp thụ một phần khí nhà kính bằng cách lưu trữ nhiều carbon hơn trong thực vật. Tuy nhiên, có một sự đánh đổi, đó là những loài thực vật phát triển nhanh thường chứa ít chất dinh dưỡng hơn trong mỗi phần ăn.

Ellen Welti và các đồng nghiệp tại Viện Smithsonian (Mỹ) đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự suy giảm chất dinh dưỡng trong thực vật đến các loài trong mạng lưới thức ăn, từ những con châu chấu nhỏ bé đến gấu trúc khổng lồ.

Họ nghi ngờ rằng sự suy giảm lâu dài về chất lượng thực vật có thể góp phần làm giảm số lượng động vật. Những thay đổi này không dễ nhận thấy như mực nước biển dâng cao hay những cơn bão nhiệt đới, nhưng chúng có thể gây ra những tác động đáng kể theo thời gian.

Nếu thực vật trở nên kém dinh dưỡng hơn, các loài ăn cỏ sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để tìm và ăn đủ thức ăn, khiến chúng dễ bị tổn thương trước những mối đe dọa như kẻ săn mồi. Việc không nhận đủ chất dinh dưỡng cũng làm giảm khả năng sinh trưởng, sinh sản và sống sót của động vật.

Lượng carbon tăng và chất dinh dưỡng giảm

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng biến đổi khí hậu đang làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong cây trồng của con người. Việc giảm các vi chất quan trọng như sắt, kẽm, magiê và đồng là một mối quan tâm đặc biệt. Dữ liệu cho thấy hàm lượng những chất này trong cây trồng đã giảm dần theo thời gian.

Đối với con người, việc mất đi sắt, kẽm và protein trong các loại lương thực cơ bản dự kiến trở nên nghiêm trọng hơn trong những thập kỷ tới khi nồng độ CO₂ tiếp tục tăng.

Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự sống còn toàn cầu, đặc biệt ở những khu vực phụ thuộc nhiều vào lúa gạo và lúa mì, như Đông Á và Trung Á.

Chất lượng thức ăn chăn nuôi cũng đang giảm. Gia súc, vốn đã phải dành nhiều thời gian để gặm cỏ, đang gặp khó khăn hơn trong việc tìm đủ protein. Hàm lượng protein trong cỏ đang giảm dần, làm giảm khả năng tăng trọng và gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.

Trong khi đó gấu trúc, một loài có ý nghĩa văn hóa và đang bị đe dọa, hoàn toàn phụ thuộc vào tre trúc. Do gấu trúc sinh sản chậm và cần những khu rừng tre rộng lớn để làm môi trường sống, sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa bởi việc chuyển đổi đất cho nông nghiệp và phát triển.

Gấu trúc có thể trở thành biểu tượng cho những rủi ro do sự suy giảm dinh dưỡng gây ra. Vì tre là nguồn thức ăn thiết yếu, bất kỳ sự giảm sút nào về dinh dưỡng của tre cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và số lượng gấu trúc.

Ảnh hưởng khác nhau đến côn trùng

Côn trùng đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn, làm nguồn thức ăn cho các loài chim và động vật khác, và thực hiện nhiều chức năng sinh thái khác.

Tuy nhiên, nhiều loài côn trùng trên thế giới đang giảm số lượng, kể cả ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người. Các loài côn trùng ăn thực vật có khả năng bị ảnh hưởng bởi chất lượng thực vật giảm. Nghiên cứu cho thấy khi nồng độ CO₂ tăng, một số quần thể côn trùng giảm do chất lượng thức ăn kém hơn.

Tuy nhiên, không phải loài côn trùng nào cũng phản ứng giống nhau. Các loài côn trùng ăn lá như châu chấu và sâu bướm có vẻ dễ bị ảnh hưởng nhất, với kích thước cơ thể nhỏ hơn và khả năng sinh sản giảm. Ngược lại, châu chấu có thể phát triển mạnh nhờ các loài thực vật giàu carbon. Một số loài như rệp và ve sầu, ăn nhựa cây thay vì lá, cũng có thể hưởng lợi từ việc thực vật giàu carbon hơn.

Những khu vực có đất nghèo dinh dưỡng, như các lưu vực nhiệt đới Amazon và Congo, có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì động vật ở đó đã gặp khó khăn trong việc tìm đủ chất dinh dưỡng. Nước biển ấm lên nhanh chóng cũng làm giảm giá trị dinh dưỡng của tảo bẹ khổng lồ, một nguồn thực phẩm quan trọng ở đại dương.

Máy bay chạy bằng mỡ và đường thực vật vượt Đại Tây Dương

Chuyến bay thử nghiệm của Virgin Atlantic từ London đi New York đã sử dụng hoàn toàn nhiên liệu tổng hợp từ mỡ và đường thực vật.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar