22/03/2024 12:11 GMT+7

Vì sao động vật biểu hiện khác thường khi nhật thực toàn phần?

Hươu cao cổ phi nước đại, nhện gỡ mạng, khỉ đột chải chuốt, dế ríu rít… Nhiều động vật có những phản ứng lạ trong nhật thực toàn phần.

Vượn đuôi cáo được ghi nhận bỏ bữa sáng trong lần nhật thực toàn phần - Ảnh: CNN

Vượn đuôi cáo được ghi nhận bỏ bữa sáng trong lần nhật thực toàn phần - Ảnh: CNN

Biểu hiện lạ của các loài khi nhật thực

Trong lần nhật thực toàn phần gần nhất xuất hiện ở Mỹ năm 2017, động vật tại nhiều vườn thú có rất nhiều hành động kỳ lạ khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên.

Chẳng hạn tại vườn thú Riverbanks ở Nam Carolina (Mỹ), hươu cao cổ tụ tập và phi nước đại, rùa Galápagos bắt đầu giao phối và khỉ đột thì chuẩn bị đi ngủ. 

Tương tự ở vườn thú Nashville, Tennessee (Mỹ), những người bảo vệ vườn ghi lại cảnh hươu cao cổ phi nước đại trong những khoảnh khắc bầu trời tối sầm vào giữa ban ngày...

Tiến sĩ sinh học Adam Hartstone-Rose tại Đại học bang North Carolina đã thực hiện nhiều nghiên cứu về các biểu hiện bất thường của động vật trong lần nhật thực toàn phần này. Kết quả nghiên cứu vừa được chia sẻ với giới truyền thông trước khi diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần vào ngày 8-4.

"Hươu cao cổ là loài tinh tế, chúng không chạy nhiều. Khi chúng chạy, đó là vì chúng đang trốn kẻ săn mồi hoặc thứ gì đó nguy hiểm", tiến sĩ Adam Hartstone-Rose nói.

Ông và các đồng nghiệp đã tìm hiểu 17 loài trong sự kiện nhật thực toàn phần năm 2017, và nhận thấy khoảng 75% động vật sở thú có phản ứng "lạ" trong thời gian nhật thực.

Phần lớn chúng có các hoạt động giống như đang trong buổi tối hoặc hành vi báo hiệu sự lo lắng.

Nhóm nghiên cứu đưa ra 2 lý giải. Thứ nhất, các loài động vật phản ứng tương ứng theo độ mờ của ánh sáng tự nhiên và độ giảm nhiệt khi Mặt trời "biến mất" trong nhật thực toàn phần.

Thứ hai, chúng phản ứng trước sự phấn khích và náo động của con người khi nhật thực toàn phần xảy ra. Khi bị nhốt trong vườn thú, việc tất cả người xung quanh bỗng nhiên reo hò một cách bất thường có thể làm chúng hốt hoảng.

Trong khi đó tiến sĩ Bryan Pijanowski, hiện là giám đốc Trung tâm âm thanh toàn cầu tại Đại học Purdue (Indiana), nói những tác động của Mặt trăng với ánh sáng ban ngày khi nhật thực toàn phần xảy ra có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của động vật. 

Đồng hồ sinh học 24 giờ bên trong cơ thể cho các động vật biết cách phản ứng với lượng ánh sáng tương ứng mà chúng nhận được. Khi thấy ánh sáng mờ đi trong nhật thực toàn phần, nhiều loài lầm tưởng là ban đêm đã đến nên chuẩn bị đi nghỉ. 

Đó là lý do khỉ đột trong các vườn thú thì thầm rủ nhau đi ngủ, còn rùa Galápagos bắt đầu giao phối… Tương tự với các loài côn trùng, dế kêu ríu rít, ong bay về tổ…

Một số loài động vật còn có biểu hiện hiếm gặp như khỉ đầu chó bị nuôi nhốt bỗng nhiên lấy tay chải chuốt kịch liệt, nhện gỡ mạng và một số loài lưỡng cư bỗng cất giọng kêu lạ thường.

Liệu có lặp lại trong lần nhật thực toàn phần sắp tới?

Một con tinh tinh được cho xem nhật thực toàn phần tại Belgrade, Serbia - Ảnh: CNN

Một con tinh tinh được cho xem nhật thực toàn phần tại Belgrade, Serbia - Ảnh: CNN

Tiến sĩ Hartstone-Rose nói một thắc mắc của nhóm nghiên cứu là liệu động vật có lặp lại những hành động lạ thường trong lần nhật thực toàn phần ngày 8-4 sắp tới hay không.

Vì vậy, nhóm sẽ tiếp tục dự án, thu thập những hình ảnh, video về những biểu hiện bất thường của động vật trên đường nhật thực toàn phần đi qua. 

Dự kiến nhiều nơi tại Bắc Mỹ bao gồm Mexico, Mỹ, Canada sẽ nhìn thấy nhật thực toàn phần lần này, mỗi nơi trong 3 hoặc 4 phút, vào ngày 8-4. 

Hartstone-Rose sẽ đưa nhóm nghiên cứu sau đại học đến các sở thú Texas để thu thập dữ liệu. Ông cũng kêu gọi cộng đồng thu thập dữ liệu cho dự án. 

"Trong khi nhiều người sẽ nhìn lên bầu trời để xem Mặt trời biến mất thì chắc hẳn cũng có những người tò mò những biểu hiện của sinh vật xung quanh trong sự kiện hiếm gặp này", Hartstone-Rose nói.

Nhật thực toàn phần, nguyệt thực bán phần và nhiều sự kiện thiên văn đáng chờ đợi năm 2024

Năm 2024 là một năm sôi động với hàng loạt sự kiện thiên văn hấp dẫn diễn ra quanh năm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar