21/01/2025 08:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ăn Tết 'healthy', cần lưu ý gì?

Nhiều người Việt đang dần thay đổi thói quen ăn uống ngày Tết bằng việc ưu tiên những lựa chọn lành mạnh hơn.

Ăn Tết 'healthy',cần lưu ý gì? - Ảnh 1.

Bánh chưng, bánh tét gạo lứt được nhiều người dùng thay thế bánh chưng truyền thống - Ảnh: ĐỖ ÁNH

Bánh chưng gạo lứt, nước ép trái cây thay cho nước ngọt, hay các món ít dầu mỡ dần trở thành xu hướng nhiều gia đình áp dụng.

Biến tấu bánh chưng, loại bỏ nước có gas

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết, nhưng hiện nay đã có nhiều biến tấu mới. Một trong những phiên bản thú vị là bánh chưng gạo lứt, với gạo lứt thay cho gạo nếp.

Chị Thùy Minh ở TP.HCM chia sẻ: "Gia đình tôi đã bắt đầu đón Tết với bánh chưng gạo lứt từ hai năm nay. Để làm bánh chưng gạo lứt, cần chọn loại gạo chất lượng, nguyên hạt, không quá mịn để bánh có độ dẻo và giữ được đầy đủ dưỡng chất. Trước khi gói bánh, gạo lứt nên được ngâm từ 6 đến 8 giờ để hạt gạo mềm hơn, nấu bánh không bị cứng".

Khi gói bánh, chị Thùy Minh khuyên nên chú ý tỉ lệ các nguyên liệu như thịt, đậu xanh và gạo lứt sao cho bánh không bị khô hay quá đặc. Việc gói bánh không quá chặt tay cũng rất quan trọng, bởi gạo lứt có lớp cám và dễ bị khó nở nếu ép quá mạnh.

Chị Đặng Mỹ Chi (35 tuổi, TP Đà Nẵng) cho biết: "Tết này là năm thứ tư gia đình tôi thay bánh tét gạo lứt cho bánh tét gạo nếp truyền thống. Ban đầu bọn trẻ không quen, nhưng giờ cả nhà đã thích vì bánh ngon và không bị ngán như bánh tét truyền thống".

Ngoài ra, gia đình chị Chi thay nước ngọt có gas bằng nước ép trái cây tươi trong dịp Tết. Chị Chi cho biết vào ngày đầu kỳ nghỉ Tết, cả nhà thường đi siêu thị mua nhiều trái cây tươi như dứa, cà rốt, cam, ổi… rồi ép dùng dần trong suốt Tết.

"Cứ mỗi lần ép, tôi đóng chai thủy tinh kín và dùng trong 2-3 ngày, tùy theo loại quả. Nhiều loại rau củ và quả có thể để ngoài hoặc sơ chế rồi bảo quản trong ngăn mát để ép dần trong kỳ nghỉ Tết. Nước ép trái cây tươi không chỉ giàu vitamin và khoáng chất mà còn không chứa chất bảo quản, giúp tăng cường sức đề kháng và hạn chế nguy cơ béo phì hoặc tiểu đường", chị Chi chia sẻ.

Lành mạnh nhưng vẫn cần lưu ý

Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy, phó trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết: "Việc thay bánh chưng gạo nếp bằng bánh chưng gạo lứt mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng. So với gạo nếp thì gạo lứt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Gạo lứt chứa lớp cám giàu chất xơ, vitamin nhóm B (đặc biệt B1), khoáng chất như sắt, magie, selen và chất chống oxy hóa. Các chất này giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, tăng cảm giác no lâu, kiểm soát đường huyết".

Tuy nhiên, gạo lứt có lượng chất xơ cao, dễ gây đầy bụng, khó tiêu đối với người lớn tuổi hoặc người có hệ tiêu hóa kém. Ngoài ra, việc chế biến gạo lứt đòi hỏi nhiều thời gian, không phù hợp với người bận rộn. Có thể dùng xen kẽ với các loại gạo nguyên cám, ít xay xát để giữ dinh dưỡng tốt hơn.

Bác sĩ Thủy cũng chia sẻ nước ép trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất tốt, thay thế hiệu quả cho nước ngọt có gas vốn chứa nhiều năng lượng rỗng - nguyên nhân gây béo phì, rối loạn chuyển hóa và tăng đường huyết…

Tuy nhiên, quá trình ép loại bỏ phần lớn chất xơ và khoáng chất, đồng thời để làm một cốc nước ép, cần sử dụng một lượng lớn trái cây nên nước ép cũng chứa lượng đường rất cao. Vì vậy cần cân đối lượng dùng, ưu tiên ăn trái cây nguyên quả hoặc xay sinh tố để giữ chất xơ và dinh dưỡng.

Bác sĩ Trần Thị Mỹ Linh, khoa dinh dưỡng Bệnh viện C Đà Nẵng, nhấn mạnh nguyên tắc để duy trì cơ thể khỏe mạnh là cân bằng năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao thông qua hoạt động hằng ngày. Trong dịp Tết, nên ưu tiên thực phẩm lành mạnh, cân đối giữa các nhóm chất.

Thay đổi cách chế biến

Nhiều người nhận thấy việc sáng tạo trong chế biến thực phẩm giúp mâm cỗ Tết trở nên "healthy" hơn.

Anh Đỗ Nhật Anh (29 tuổi, Quảng Nam) chia sẻ năm nay gia đình thay thế các món chiên rán nhiều dầu mỡ bằng cách sử dụng nồi chiên không dầu. Bên cạnh đó, gia đình anh bổ sung thêm các món rau củ luộc hoặc nộm (gỏi) tươi mát. Bánh kẹo nhiều đường, anh ưu tiên chọn trái cây sấy tự nhiên và các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều.

Chị Nhật Vy (37 tuổi, Đà Nẵng) cũng cho biết gia đình chị tự làm giò chả tại nhà, sử dụng gia vị tự nhiên để giảm muối. "Tôi ưu tiên các món hấp, nướng thay vì chiên ngập dầu, và hạn chế đồ uống có cồn, thay bằng trà thảo mộc", chị Vy chia sẻ.

Ăn Tết 'không rượu' và những lợi ích cho sức khỏe

Các chuyên gia cho biết việc bỏ rượu trong một thời gian ngắn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, ngay cả khi bạn chỉ nhâm nhi vừa phải hoặc uống chỉ vì xã giao.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar