20/01/2025 10:22 GMT+7

Cẩn thận khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, đóng gói ngày Tết

Trong ngày Tết có rất nhiều thức ăn ngon, trong đó có thực phẩm được đóng hộp, đóng gói hút chân không.

Cẩn thận khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, đóng gói ngày Tết - Ảnh 1.

Bảo quản thực phẩm bằng đóng gói hút chân không khá phổ biến hiện nay, nhưng người tiêu dùng nên chọn sản phẩm có uy tín, nguồn gốc xuất xứ - Ảnh: HỒNG HÀ

Đóng hộp, đóng gói là cách thức giúp bảo quản thực phẩm được lâu và an toàn. Tuy nhiên thực phẩm dạng này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Phổ biến và nguy hiểm nhất là nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) và độc tố của nó.

C.botulinum sản xuất độc tố là một vi khuẩn nguy hiểm, phát triển trong môi trường yếm khí, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Đồ hộp, đồ đóng gói hút chân không là môi trường yếm khí lý tưởng cho vi khuẩn kỵ khí này. Độc tố botulinum có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác.

Giai đoạn 2001-2017, tại Mỹ, theo dữ liệu giám sát bệnh ngộ độc thịt đóng hộp, mặc dù là một trong những quốc gia tiên tiến với điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ, nhưng hằng năm vẫn có trên 10 người, kể cả trẻ dưới 1 tuổi, bị ngộ độc từ thịt đóng hộp.

Nguyên nhân được xác định là vi khuẩn C.botulinum sản xuất độc tố gây ra. Ở Việt Nam, có một số thực phẩm gây ngộ độc C.botulinum từng được báo cáo là đồ hộp, đóng gói sẵn, lạp xưởng, thịt, cá, sữa hộp, hải sản, giăm bông, giò chả, các loại rau củ lên men...

Khi ăn phải thức ăn đóng hộp bị nhiễm độc tố vi khuẩn này, sau 8-10 giờ, có trường hợp chỉ 4 giờ sẽ xuất hiện các triệu chứng nôn, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, yếu ớt, da khô, đau bụng, bụng trướng, táo bón; giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, yếu liệt cơ, liệt cơ tim... Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Để đảm bảo an toàn, chỉ sử dụng các sản phẩm đóng hộp, đóng gói có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Nên ăn hết ngay sau khi mở nắp, không nên để lâu vì vi khuẩn dễ xâm nhập gây hư hỏng, biến chất gây hại cho sức khỏe. Trước khi ăn phải nấu chín để khử trùng cẩn thận.

Đun nóng ở nhiệt độ cao trên 120 độ C, thời gian 15-20 phút có thể tiêu diệt bào tử nhưng không phân hủy hết được độc tố có sẵn trong thực phẩm. Vì vậy lựa chọn thực phẩm phải an toàn, cơ sở sản xuất uy tín, còn hạn sử dụng, đảm bảo vệ sinh là quan trọng nhất.

Thực phẩm đóng hộp: Có lợi hay không?

Thực phẩm đóng hộp thường được cho là có ít giá trị dinh dưỡng hơn thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đông lạnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar