25/09/2013 11:44 GMT+7

Ăn bánh đa cua đất cảng Hải Phòng

THỦY OCG
THỦY OCG

TTO - Hải Phòng có món đặc sản nổi tiếng mà đi đâu ăn cũng không bằng. Ấy là bánh đa cua. Không hiểu tại bát bánh đa cua mặn mòi vị biển, hội tụ tinh hoa của ẩm thực đất cảng hay không mà ai cũng muốn được thưởng thức món bánh đa cua “chính hiệu” ở nơi này.

Phóng to
Tô bánh đa cua đủ sắc màu và mùi vị - Ảnh: Thủy Trần

Cách đây 3-4 năm đã thấy Hà Nội - Hải Phòng gần ghê lắm. Ra bến xe phía bắc, Lương Yên - Gia Lâm là đón ngay được xe chất lượng cao về đất cảng rồi. Sau hai tiếng ngủ ngon trên xe đã là chiều cuối tuần và phải hỏi nhau: Hôm nay ăn gì?

Hải Phòng có nhiều món ăn vặt, ra phố, vào chợ, dừng xe trong ngõ, muốn thưởng thức món gì cũng phải lựa chọn một tí, không thì đến lúc cái bụng no vẫn còn bao món muốn ăn chưa kịp thử.

Quả thật, Hải Phòng là nơi mà các quán ăn có mặt ở khắp mọi nơi. Nào là bánh đa cua bể, cua đồng, miến ngan, gà, bún chả - tôm - vịt - cá - ốc, nem thính, nem chua, nộm thịt bò khô, ốc các loại, cháo lươn - sườn - trai - cá - lòng, xôi, gà tần, bánh cuốn, bánh bột lọc, bánh giò, bánh xèo, bánh tôm, bánh đúc tàu, sam, hải sản, lẩu cua đồng... Tráng miệng thì có món nổi tiếng là trà cúc và sủi dìn...

Thành phố nhỏ thôi mà sao quán xá nhiều vô kể, lê la cả ngày ăn không biết chán, bụng lúc nào cũng thấy lưng lưng...

Cũng từng nhiều lần tò mò hỏi các chủ quán ở Hải Phòng xem làm cách nào mà lại có thể nấu nồi nước dùng cũng như chuẩn bị các nguyên liệu của bát bánh đa cua ngon thế. Nhưng rồi tôi lại nhận ra rằng hẳn phải là bát bánh đa cua trên đất Hải Phòng, do chính những con người của thành phố biển ấy lựa chọn nguyên liệu và chế biến với công thức sở trường và tinh túy từ trong chính họ...

Bởi thế, mỗi lúc lên cơn thèm, bạn bè tôi lại rủ nhau “về Hải Phòng ăn bánh đa cua. Chính hiệu đất Phòng”.

Nhóm bạn trên Hà Nội có cái may mắn chơi với nhiều dân thổ địa Hải Phòng, bởi thế cuối tuần nào đi “picnic ẩm thực” cũng được dắt đi ăn toàn chỗ ngon nổi tiếng được dân địa phương ưa chuộng.

Du khách đến Hải Phòng có khi cũng nghe tiếng quán này, quán kia đấy, nhưng đôi khi không nắm được lịch bán hàng, có quán bán sáng, có quán bán chiều, nên thành ra nhiều khi muốn thưởng thức được món ngon “chính hiệu” cũng đành lỡ dở, phải chọn một quán khác để khám phá cái thú ẩm thực trong chút tiếc nuối và ấm ức.

Nói đến bánh đa cua bể Hải Phòng, con phố hay được dân tình nhắc đến nhất có lẽ là phố Cầu Đất. Ở đây có món bánh đa cua bể Bà Cụ (số 179 Cầu Đất), cửa hàng sạch sẽ, khang trang, bán cả ngày. Một món ăn khá độc đáo bán kèm là nem cua bể được gói thành khối vuông vức, khá lớn, khi ăn phải dùng kéo cắt nhỏ làm 4 phần.

Quán Bà Cụ có lẽ là điểm đến phù hợp cho nhiều khách du lịch, với chi phí phải chăng mà vẫn được thưởng thức món bánh đa thanh thanh với vị cua ngon ngọt và đĩa rau ghém giòn mát.

Cũng trên phố Cầu Đất, nằm cách bánh đa Bà Cụ một đoạn có một cửa hàng bánh đa cua bể chỉ bán buổi sáng, nằm ngay đầu ngõ, gần ngã tư trại lính lại được nhiều bạn địa phương ưa thích hơn. Chẳng biết nước dùng có bí quyết gì mà lại ngọt hơn, thanh hơn. Sợi bánh đa màu vàng da bò vừa giòn, vừa dẻo. Thịt cua đỏ hồng, mỗi bát có một miếng thịt cua lớn tách từ càng cua chắc nịch, mới nhìn thôi đã thấy thèm.

Sáng chủ nhật khi chúng tôi ghé quán Hải Phòng đang mưa khá to, nước rỏ tong tong như giọt gianh qua những tấm bạt, mái ô che chắn. Cũng không hề gì, khách vẫn ghé hàng nườm nượp, nhường nhau một góc ghế khô, vừa ăn sáng vừa ngắm mưa, nhẩn nha thưởng thức bát bánh đa cua bể ngọt ngào, quen thuộc với dân địa phương mà lại quá ư hấp dẫn với mấy vị khách đến từ Hà Nội.

Một loại bánh đa cua trứ danh khác ở Hải Phòng, đó là bánh đa cua đồng. So với bánh đa cua bể thì bát bánh đa cua đồng phong phú hơn hẳn về mặt nguyên liệu. Các loại chả cá, chả tròn, chả lá lốt, tôm bỏ vỏ rang săn, thịt thăn lợn trần ăn kèm với rau muống chẻ, rau nhút, rau cần...

Thập cẩm nguyên liệu tạo ra một bát bánh đa có màu sắc rực rỡ với màu xanh của rau cỏ, màu đỏ hồng của tôm rang, thịt thăn, tảng gạch cua nâu nâu, màu trắng của giá tươi, màu vàng của bánh đa, chả cá, hành khô... Nom quá hấp dẫn và thèm thuồng.

Các quán hay được dân Hải Phòng ưa chuộng là bánh đa cua đồng trên phố Cát Dài, phố Lương Khánh Thiện (mở hàng lúc 2g chiều), 57 Cầu Đất (mở hàng lúc 5g chiều) hoặc bánh đa cô Yến (Phạm Ngũ Lão) đã rất nổi tiếng gần xa. Cùng với món cua đồng này, ở Hải Phòng còn có quán lẩu cua đồng Minh Quỳnh ở phố Văn Cao, ăn một lần là lần sau chỉ muốn ghé qua ăn tiếp.

Nhóm bạn tôi vì thế nếu có việc ngang qua Hải Phòng, chiều trước khi về thế nào cũng phải tới quán này để thưởng thức nồi lẩu cua đậm đà với nhiều món ăn kèm khoái khẩu.

THỦY OCG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar