07/02/2016 15:50 GMT+7

Tết Hạnh phúc: học làm món bánh Tết thất truyền

TRẦN NGUYÊN
TRẦN NGUYÊN

TTO - Chiều 27 Tết, anh bạn người Nhật gởi thư kèm theo câu hỏi thú vị: "Người Việt đón Tết rất trang trọng, ẩm thực Việt rất độc đáo, liệu rằng năm nay có thêm món mới nào để ăn Tết ngoài những món truyền thống mà ở đâu cũng thấy không?".

Món bánh bó dân gian trên từng theo chân của các phi tần, cung nữ vào chốn cung đình Huế năm xưa.

Vậy là anh bạn sắp qua chơi, lại "cà khịa" chuyện ẩm thực. Cũng có một chút tự ái khi không nghĩ ra món gì mới, bèn đi tìm "sư phụ": nghệ nhân ẩm thực Hồ Thị Hoàng Anh - hậu duệ của đội trưởng đội thượng thiện cung đình triều Nguyễn.

Cô Hoàng Anh cười giòn tan: "Có một món độc đáo lắm nì, vừa là bánh vừa là mứt. Món ngọt này tưởng là mới nhưng thực ra đã hiện diện lâu đời trong kho tàng ẩm thực Việt mà bị lãng quên... Chạy sang nhà cô rồi cùng tái hiện cho kịp ngày xuân...".

Hoá ra, cả năm trời nay, cô ấy lục lọi trong sách vở, tìm tòi trong dân gian để thoả mãn một yêu cầu tương tự: mang gì đến lễ hội ẩm thực quốc tế vừa tổ chức tại Bộ ngoại giao - Hà Nội hồi tháng 12 vừa rồi.

Và một món bánh tưởng chừng thất truyền đã "lên ngôi" khi được chọn làm quà tặng chính thức cho 50 vị đại sứ các nước. Ai ăn cũng khen ngợi, không chỉ vì tài khéo, mà còn thể hiện nhuần nhuyễn các sản vật Việt Nam. Món bánh lạ này có tên là "bánh bó mứt ".

Sang nhà, mới hay cô cũng đang chuẩn bị vài mẻ bánh bó để đi biếu Tết bạn bè.

Bánh ăn vào miệng thì mềm mại, vị ngọt thanh lẫn vị the, chua, cay… hương thì thơm ngát các loại mứt trái cây.

Sự tích bánh bó rất lạ: ngày xưa các nhà vườn ở miền trung, đặc biệt là ở Huế, thường trồng cây ăn trái, mỗi loại một ít nhưng nhiều loại chứ không tập trung như miền Nam. Đến mùa trái cây chín nhiều như mít, thơm, chuối… họ thường phơi khô, gói cất kỹ trên giàn bếp.

Mỗi khi vào dịp kỵ giỗ Tết thì đem ra cắt nhỏ nhồi chung với bột nếp, gói lại trong mo cau thành từng đòn, khi ăn thì cắt lát gọi là bánh bó, rất ngon.

Sau đó để tăng thêm hương vị cho món bánh,các bà nội trợ cho thêm các loại mứt trái cây khác vào như: mứt gừng, mứt kim quít, mứt bí đao ,mứt cà rốt, mứt cà chua, mứt chanh, mứt mướp hương… có khi còn thêm các loại hạt như đậu phụng, mè…

Từ món bánh bó dân gian trên, khi theo chân của các phi tần, cung nữ vào chốn cung đình thì món bánh bó dân dã này cũng phải được nâng cao cách chế biến để phù hợp chốn cung cấm cao sang bằng cách sử dụng các nguyên liệu tốt nhất như: dùng nếp thơm ngào với đường phèn loại một, nhào chung với các loại mứt quý như hồng khô, long nhãn, mứt phật thủ, mứt cam sành, mứt trần bì,…

Bánh bó khi dùng thì cắt ra thành từng lát mỏng, dùng giấy kính trong gói lại để có thể nhìn thấy những sợi mứt trái cây đậm nhạt đầy màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng… rất đẹp mắt trông như một tranh lập thể thu nhỏ. Bánh ăn vào miệng thì mềm mại, vị ngọt thanh lẫn vị the, chua, cay… hương thì thơm ngát các loại mứt trái cây.

Cô Hoàng Anh cẩn thận lấy cái hộp mây do thợ Huế làm, phủ một ít dăm bào tre nhuộm màu, để bánh vào và bảo: “Dùng với trà nóng trong ngày xuân nhen. Bánh ngon không thua gì các loại bánh nếp truyền thống của các nước có chung nền văn hoá lúa nước như Nhật Bản, Hàn Quốc...”.

Ngày giáp Tết, giữa Sài Gòn, nghe giọng Huế xưa, nhìn dáng điệu đài các không lẫn được trong từng sự chăm chút nhỏ nhất để ra mẻ bánh ngon, thấy thật phong lưu...

Từ đây, ẩm thực Việt hứa hẹn sẽ có thêm món bánh mới cho ngày Tết thêm ngọt ngào, tinh tế.

Mời bạn đọc gửi những bức ảnh kỷ niệm "Tết hạnh phúc", hoạt động vui chơi giải trí đáng nhớ của gia đình mình và bạn bè cho Tuổi Trẻ Online kể từ nay đến mùng 10 Tết Bính Thân qua địa chỉ email: [email protected]. Tiêu đề email: Ảnh tết. 

Ảnh cần ghi chú rõ nội dung: chụp khi nào (tết năm mấy), tại đâu, vì sao bạn thích bức ảnh này, kỷ niệm gì đáng nhớ trong ảnh, những nhân vật trong ảnh có quan hệ với bạn như thế nào.

Một vài tiêu chí chọn đăng ảnh: thể hiện văn hóa truyền thống, kết nối tình cảm gia đình các thế hệ, câu chuyện kèm ảnh thú vị, cảm động, gần gũi, toát lên tinh thần “tết hạnh phúc, đậm đà bản sắc văn hóa, truyền thống Việt”.

Tham khảo loạt ảnh "Tết hạnh phúc" TẠI ĐÂY

TRẦN NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Quán cà phê 400 tuổi đóng cửa vì không theo nổi trend TikTok

Một quán cà phê có bề dày lịch sử suốt 400 năm ở Amsterdam (Hà Lan) sắp đóng cửa vì không thể cạnh tranh lại các hàng quán nổi lên nhờ TikTok.

Quán cà phê 400 tuổi đóng cửa vì không theo nổi trend TikTok
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar