29/10/2016 11:22 GMT+7

​So đũa quê nhà…

T.ANH
T.ANH

TTO - Ở thành phố lâu ngày, dù không còn dám ăn những món cắc ké, chim, chuột… nhưng mỗi lần đi chợ thấy rổ bông so đũa bày bán nơi góc chợ, những thương nhớ ngày xưa lại ập về.

Rổ bông so đũa vườn nhà - Ảnh: V.N.A.

Chiều bắt đầu buông trên dòng sông Hậu, những cánh bèo dập dờn sóng nước khiến mấy khách lữ hành lỡ lịch trình thoáng xao lòng. Một đứa trong nhóm hỏi cô lái thuyền, tìm hàng quán nào trên sông ghé qua ăn tối nhưng quanh quẩn không có cái nào.

Thấy mọi người đói, cô lái thuyền rụt rè nói "hay mấy đứa về nhà cô chơi, có rổ bông so đũa ở nhà, làm món gì ăn cũng nhanh".

Rổ bông so đũa mấy đứa nhỏ mới hái lúc chiều và đã tranh thủ nhặt bỏ từng cọng tim bé xíu còn trắng xanh, mơn mởn. Cô xách cái lợp từ trên xuồng vào nhà, bảo sẵn có cua đồng nên “thôi để nấu nồi canh chua ăn đỡ”.

Mấy con cua rửa sạch, chỉ bóc bỏ mai là vừa lúc bỏ vào nồi nước sôi đã dằm mấy trái me, nêm nếm đúng mỗi nước mắm ngon và chút ít đường rồi đổ bông so đũa và mấy ngọn rau thơm sau hè vào là nhấc xuống.

Bữa ăn giản dị chỉ có nồi canh chua và niêu tép rong rang ngày hôm trước vậy mà ngon đến quá chừng. Màu bông so đũa trắng ngần làm nền cho màu đỏ của mấy con cua chắc nụi, hấp dẫn.

Gắp miếng bông so đũa cho vào miệng, sau cảm giác nhân nhẫn là vị ngọt thanh từ từ thấm đậm, lan tỏa… Bất chợt những ngày xưa thương nhớ ập về.

Canh chua bông so đũa nấu cua - Ảnh: V.N.A.

Hồi đó, lớn lên tôi đã thấy cây so đũa cao lớn mọc sau hiên nhà. Có bông gần như quanh năm nên những năm tháng khó khăn, đó là món ăn luôn có mặt ở gia đình. Hôm nào siêng, mấy anh trèo tuốt lên mấy cành cây cao, lấy móc khoèo từng cái ngọn hái bông, hái cả rổ đầy.

Thịt cá ngày đó là những món ăn quá xa xỉ, nên thường bữa ăn nhà tôi chỉ có món so đũa xào không với chút mỡ thắng. Những ngày nghỉ ba và mấy anh mới xách thùng đi bắt cua ở cánh đồng bên bờ con suối nhỏ gần nhà.

Chiến lợi phẩm mang về, còng và cua non sẽ được lọc ra riêng để kho xả ớt, còn đám cua lớn thể nào mẹ cũng để dành nấu canh chua so đũa. Đơn giản vậy thôi nhưng với bọn tôi đó là những bữa ăn rất ngon lành.

Sau này ba tôi vẫn "tự hào" nhờ ăn toàn những món “đặc sản” vậy nên với đồng lương giáo viên còi cọc của ba mẹ sau giải phóng mà đám con tám đứa không đứa nào còi xương, chậm lớn!

Nhưng trong mấy món ăn từ bông so đũa đó, có lẽ ấn tượng nhất với tôi nhất vẫn là món canh chua so đũa nấu với… chim sẻ, món ăn mà cho đến tận bây giờ, mỗi lần nhắc lại mắt tôi vẫn cay xè.

Hồi đó, hè năm nào ba mẹ tôi cũng phải đi học chuyên môn hoặc chính trị ở trung tâm huyện cách nhà 18 cây số. Đường không xa nhưng đi lại quá khó khăn và tốn kém nên thường đi ba bốn ngày hoặc đến cuối tuần ba mẹ mới về một lần.

Ở nhà, một lũ chúng tôi, đúng nghĩa “trứng gà trứng vịt”, cứ đứa lớn “chăn” đứa nhỏ trong khi mẹ tôi sinh bốn ông anh lớn một dọc, bốn đứa em gái một dọc (chưa kể hai trong số bốn đó là “vỡ kế hoạch”, hết “út hụt” rồi “út thật”), có đứa còn phải bế trên tay.

Ở nhà, ngoài vườn có gì là bọn tôi vặt sạch, không chỉ bầu bí đến cả rau dền cơm nhiều khi cũng không kịp lớn. Không có món “mặn”, mấy anh tôi cải thiện bằng cách lấy giàn ná bắn chim, bắn luôn cả cắc ké rồi đốt lửa thui, vặt lông, lột da lấy thịt chấm muối ớt, chia cho mỗi đứa một miếng cho có "chất thịt".

Sau này nhìn mấy món chim chuột nhiều khi tôi còn “bày đặt” sợ, nhưng lúc đó bọn tôi cứ ngấu nghiến ăn một cách ngon lành.

Những món ăn thương nhớ đồng quê - Ảnh: V.N.A.

Hôm đó là món chim sẻ nấu canh chua so đũa cho bữa cơm trưa. Thịt chim ngon ngọt như thịt gà, nấu với canh chua so đũa dằm me xanh cứ… ngọt lừ. Trưa thứ bảy cuối tuần, may mắn đón được xe về sớm, mới đứng bóng ba mẹ tôi đã về tới nhà.

Bước xuống bếp, mở nồi canh chua, định thần thấy mấy miếng thịt chim sẻ nhỏ xíu còn lẫn trong đám bông so đũa dưới đáy nồi, mẹ tôi trào nước mắt, thốt lên nghẹn ngào: “Trời ơi! Nó (tức ông anh lớn nhất của tôi) cho “con tui” (mấy đứa nhỏ trong nhà) ăn vầy riết chắc tụi nó… mọc lông hết!”…

Cả đám chúng tôi cứ thế lớn lên, được ăn học rồi có công ăn việc làm đàng hoàng, và dù sống ở đâu cũng đăm đắm thèm cái không khí lao xao gia đình mỗi cuối tuần. Thèm được tụ tập, thèm được ăn những món ăn dân dã.

Và tôi, dù không còn dám ăn những món cắc ké, chim, chuột… nhưng mỗi lần đi chợ thấy rổ bông so đũa bày bán nơi góc chợ, những thương nhớ ngày xưa lại ập về… 

T.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Quán cà phê 400 tuổi đóng cửa vì không theo nổi trend TikTok

Một quán cà phê có bề dày lịch sử suốt 400 năm ở Amsterdam (Hà Lan) sắp đóng cửa vì không thể cạnh tranh lại các hàng quán nổi lên nhờ TikTok.

Quán cà phê 400 tuổi đóng cửa vì không theo nổi trend TikTok
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar