23/11/2013 15:52 GMT+7

Ấm lòng trà Masala trên "nóc nhà thế giới"

THỦY OCG.
THỦY OCG.

TTO - Giữa những cơn gió tuyết trên vùng núi cao của nóc nhà thế giới, giữa thủ đô Kathmandu ồn ã và bụi bặm hay một Pokhara yên ả, thanh bình, ly trà sữa Masala đã trở thành những dấu ấn khó quên cho những ai đã từng đến Nepal.

Phóng to

Trà Masala được pha trong gian bếp của Tea House - Ảnh: Lê Việt Cường

Chiều Kathmandu. Những ngõ nhỏ trong khu phố Thamel nhộn nhịp người qua lại, chợ búa họp khắp nơi. Trước mỗi quán trà Masala, một tốp thanh niên bản địa đứng túm tụm, cùng nhau vừa uống trà vừa chuyện phiếm. Bất chợt thấy cuộc sống nơi đây sao chậm rãi và bình yên đến vậy.

Người bán hàng cầm cả khay trà, với những chiếc cốc sóng sánh màu tựa một ly cà phê sữa đi giao hàng. Những quán trà như thế có mặt ở khắp nơi, và những người uống trà đứng đầy trên phố khiến chúng tôi vô cùng ấn tượng. Hẳn trà Masala là thú ẩm thực thường ngày không thể thiếu của người dân Nepal.

Masala tea là một loại đồ uống rất phổ biến ở các quốc gia vùng Nam Á như Ấn Độ, Nepal hay Sri Lanka. Giống như trà đá vỉa hè ở Hà Nội hay pạc xỉu ở Sài Gòn, thưởng thức trà sữa Masala theo cách của dân bản địa là một trong những cách khám phá miền đất mới mà hiếm dân du lịch bụi nào bỏ qua.

Đi lang thang trong những ngõ ngách của Thamel, chúng tôi thường sà vào các cửa hàng bán trà để tìm hiểu, Facebook lúc nào cũng xanh đèn bởi bạn bè ở nhà tíu tít nhắn tin dặn, nhớ mua trà Masala về làm quà. Thứ thức uống bình dân này rất dễ dàng kiếm được ở bất kỳ nơi nào vào bất kỳ thời gian nào, từ hè phố đến nhà hàng sang trọng.

Chúng tôi thường uống trà Masala trong hoặc sau bữa ăn, cũng có thể uống vào lúc đang đi lang thang phố xá hay di chuyển trên núi. Một cốc trà thơm ngát, ấm sực trong tiết trời se lạnh, quả thật không có gì thú vị bằng.

Trên đường lên đỉnh Poon Hill, mỗi khi thấy mỏi gối, chồn chân, nhóm chúng tôi thường dừng lại và ghé vào một căn nhà được gọi là “Tea house” - Nhà uống trà. Thực ra đó là một địa điểm dừng chân dọc đường leo núi, có thể phục vụ ăn uống, thậm chí cả ngủ nghỉ nếu du khách có nhu cầu.

Nhưng có lẽ điều mà du khách thường làm khi dừng lại ở đây chính là uống một cốc trà Masala để xua tan lạnh giá và mệt mỏi trước khi tiếp tục hành trình, đã khiến nhiều người gọi những địa điểm dừng chân này là căn nhà để uống trà “Tea house”.

Phóng to
Đàn ông Nepal túm tụm vừa uống trà vừa chuyện trò trên đường phố Thamel - Kathmandu - Ảnh: Thủy OCG.

Tea house là nơi tôi có điều kiện khám phá công thức trà Masala Nepal mà hằng ngày mình vẫn thường uống trên vùng đất của nóc nhà thế giới. Người Nepal rất hiếu khách và rất vui vẻ khi chỉ cho tôi xem họ đã nấu trà Masala trong bếp như thế nào.

Bột trà Masala thường đã được pha trộn sẵn với hương liệu bao gồm các thành phần cơ bản như trà đen, quế, vỏ cam, gừng, hạnh nhân, thảo quả, đinh hương, hạt bạch đậu khấu với một loại thảo mộc khác tùy theo loại trà.

Cách pha trà Masala cực kỳ đơn giản. Nước được đun sôi trong xoong sau đó bỏ bột trà đã được pha trộn với các hương liệu vào, khuấy đều và cho sôi trên bếp trong khoảng một phút cho đến khi bột trà tan hết. Sữa sẽ được đổ thêm vào để tạo độ ngọt và bếp sẽ được tắt lửa trước khi siêu trà sôi bùng lên. Nhấc xoong trà ra khỏi bếp và rót trà vào cốc qua một bộ lọc.

Trà Masala có màu cà phê sữa và thoạt nhìn y như một ly pạc xỉu không đá của Sài Gòn, nhưng hương vị mạnh mẽ và dữ dội của vị trà với các loại thảo mộc sẽ khiến bạn thực sự thấy sảng khoái và thư giãn.

Từ trên đỉnh Poon Hill xuống đến làng Gundruck, chúng tôi phải dầm mình trong một cơn mưa dầm dề. Ghé vào một Tea house và hối hả gọi những ly trà Masala ấm sực, hương vị thảo mộc bốc lên ngào ngạt.

Tôi xoay cốc trà nóng trên đôi tay nhăn nheo vì ướt nước, ngụm trà vừa trôi qua cuống họng đã cảm thấy cơ thể bừng lên, lại thấy mình sẵn sàng tiếp tục cuộc hành trình bất chấp cơn mưa dầm và gió rét ngoài hiên.

Sau những hành trình lang thang ở Nepal, uống rất nhiều trà Masala, mới hiểu vì sao ai cũng yêu và nhớ về miền đất cao vời vợi ấy qua hương vị của trà Masala...

THỦY OCG.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar