02/07/2025 09:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

vân tay - Ảnh 1.

Cảm biến vân tay hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, góp phần thao tác tiện lợi trong các tác vụ thường ngày.

Từng là công nghệ bảo mật đắt đỏ, cảm biến vân tay nay đã xuất hiện trên nhiều thiết bị phổ thông. Sự hiện diện ngày càng rộng rãi của công nghệ này không chỉ thay đổi cách mở khóa thiết bị, mà còn định hình lại thói quen sử dụng dịch vụ số hằng ngày.

Cảm biến vân tay: Từ công nghệ bảo mật đến thói quen số

Trước đây, cảm biến vân tay được xem là công nghệ cao, thường chỉ xuất hiện trong lĩnh vực an ninh hoặc trên các thiết bị điện tử đắt tiền. Bước ngoặt thực sự xảy ra vào năm 2013 khi Apple đưa Touch ID lên iPhone. Từ khoảnh khắc người dùng chạm tay để mở máy, công nghệ sinh trắc học bắt đầu quá trình phổ biến rộng rãi.

Chỉ trong vài năm, cảm biến vân tay đã xuất hiện ở khắp nơi: điện thoại, laptop, máy chấm công, khóa cửa, két sắt, thẻ ngân hàng và thậm chí cả xe hơi. 

Trong một thống kê của Mordor Intelligence năm 2024, công nghệ vân tay chiếm gần 60% trong số các giải pháp nhận dạng sinh trắc được tích hợp vào thiết bị điện tử tiêu dùng như điện thoại, máy tính và đồ gia dụng thông minh. Điều này cho thấy dấu vân tay đã trở thành lựa chọn quen thuộc của người dùng trong đời sống số hiện nay.

Không dừng lại ở đó, công nghệ cảm biến cũng liên tục được nâng cấp để phù hợp với nhiều phân khúc thiết bị. Từ các dòng điện thoại phổ thông đến những mẫu máy cao cấp, vân tay hiện diện ở nhiều vị trí như nút nguồn, mặt lưng hoặc dưới màn hình với công nghệ siêu âm. 

Trên thực tế, thao tác mở máy giờ chỉ mất chưa đầy một giây, nhanh và tiện hơn đáng kể so với việc nhập mật khẩu thủ công. Với các thiết bị như khóa cửa hoặc két sắt, người dùng cũng không cần mang theo chìa khóa hay nhớ mã số, chỉ cần một cú chạm là đủ.

Lan rộng vào đời sống và dịch vụ số

Từ tính năng mở khóa thiết bị, công nghệ vân tay đang dần trở thành một phần của thói quen số. Người dùng ngày nay sử dụng dấu vân tay để truy cập dịch vụ, xác nhận hành động, thậm chí thay thế hoàn toàn mật khẩu trong nhiều tình huống hằng ngày.

Đáng chú ý, vân tay đang trở thành một lớp xác thực phổ biến trong các dịch vụ số như ngân hàng, ví điện tử hoặc nền tảng nhà thông minh. Người dùng không cần thêm phụ kiện hay chi phí riêng, chỉ cần thiết bị có hỗ trợ cảm biến là có thể xác nhận giao dịch, mở khóa ứng dụng hoặc truy cập tài khoản nhanh chóng và an toàn hơn.

Tại Việt Nam, các ngân hàng như Vietcombank, MBBank, Techcombank đã tích hợp xác thực vân tay trong ứng dụng di động. Với một cú chạm, người dùng có thể đăng nhập, kiểm tra tài khoản hay thực hiện chuyển khoản mà không cần nhập mật khẩu hay mã OTP. 

Trong nhiều trường hợp, đây không chỉ là tùy chọn, mà là điều kiện cần để mở khóa tính năng nâng cao.

Công nghệ tiện lợi nhưng không thể chủ quan

Tuy mang lại trải nghiệm liền mạch, công nghệ vân tay vẫn tiềm ẩn rủi ro nếu không được hiểu và dùng đúng cách. Dấu vân tay là duy nhất, nhưng không thể thay đổi nếu bị lộ. Và thực tế là việc sao chép dấu vân tay không hề bất khả thi.

Năm 2014, nhóm hacker Chaos Computer Club từng tái tạo thành công dấu vân tay của một chính trị gia người Đức chỉ từ ảnh chụp tay đăng trên mạng. Các chuyên gia từ Kaspersky cũng cảnh báo nguy cơ giả mạo nếu thiết bị không mã hóa dữ liệu đúng chuẩn.

Với các dịch vụ quan trọng như ngân hàng hay lưu trữ dữ liệu cá nhân, giới chuyên gia bảo mật luôn khuyên nên coi vân tay là một lớp xác thực phụ, không phải lớp duy nhất. Việc kết hợp với mã PIN, mật khẩu hoặc xác thực hai bước vẫn là lựa chọn an toàn hơn trong môi trường số nhiều rủi ro.

Công nghệ ngày càng phổ biến, nhưng để tận dụng hiệu quả, người dùng cũng cần hiểu rõ giới hạn và cách sử dụng an toàn. Dấu vân tay có thể là chiếc chìa khóa của thời đại số, nhưng chỉ khi nó được dùng đúng lúc, đúng cách và đi cùng với hiểu biết về bảo mật.

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lên mạng khoe quê quán mới, coi chừng thành 'mồi ngon' cho kẻ lừa đảo

Ngay sau khi cập nhật về địa phương được thay đổi trên VNeID, nhiều người vô tư chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng mà không ngờ mình có thể là 'miếng mồi ngon' cho những kẻ lừa đảo.

Lên mạng khoe quê quán mới, coi chừng thành 'mồi ngon' cho kẻ lừa đảo

Viettel làm trung tâm dữ liệu, trạm cáp quang biển ở Đà Nẵng

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, cho hay tập đoàn này sẽ đầu tư hàng loạt dự án lớn tại Đà Nẵng trong thời gian tới.

Viettel làm trung tâm dữ liệu, trạm cáp quang biển ở Đà Nẵng

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam với 600 sản phẩm công nghệ được chào bán

Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam (pha 1) có thông tin về 600 công nghệ chào bán dưới dạng thiết bị, máy móc; 50 nhu cầu tìm mua công nghệ; 150 chuyên gia tư vấn và môi giới công nghệ.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam với 600 sản phẩm công nghệ được chào bán

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất 'mở lối' cho tư nhân vào sân chơi khoa học công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất cơ chế đăng ký hoạt động khoa học công nghệ đơn giản, linh hoạt hơn.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất 'mở lối' cho tư nhân vào sân chơi khoa học công nghệ

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh

Công nghệ VR/AR cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh khối u, mạch máu, thần kinh hoặc cơ quan nội tạng mà không cần mổ hở...

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar