19/09/2023 05:45 GMT+7

Ai được thuê lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM?

Đối tượng nào sẽ được thuê lòng đường, vỉa hè? Cần có thêm những quy định ràng buộc trách nhiệm bên thuê và cơ quan quản lý... Những vấn đề này cần làm nhanh để việc thu phí vỉa hè sớm thành hiện thực.

Vỉa hè đường Dương Quang Trung (đoạn trước Viện Tim, quận 10, TP.HCM) bị lấn chiếm bán hàng ăn uống gây khó khăn cho người đi bộ - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Vỉa hè đường Dương Quang Trung (đoạn trước Viện Tim, quận 10, TP.HCM) bị lấn chiếm bán hàng ăn uống gây khó khăn cho người đi bộ - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Tuổi Trẻ trích đăng ý kiến đề xuất của bạn đọc về việc này.

- PGS.TS Vũ Anh Tuấn (giám đốc Trung tâm nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức, ĐH Việt Đức):

Thu phí để thay đổi bộ mặt đô thị

Hiện nay tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè ở TP.HCM khó xử lý xuể, trong khi lực lượng trật tự đô thị không thể cứ tuần tra, phạt 24/24 giờ được. 

Cho nên việc thu phí sử dụng tạm, đi kèm các biện pháp quản lý đảm bảo trật tự giao thông là cần thiết.

Tuy nhiên, từ bao lâu nay, người dân đã quen với việc sử dụng lòng đường, vỉa hè miễn phí. Nhiều chủ nhà mặt tiền mặc định phần lòng đường, vỉa hè trước nhà là được thoải mái sử dụng.

Cho nên việc triển khai thu phí cần dựa trên kinh nghiệm quốc tế, thí điểm mô hình thu phí tại một số tuyến, khu vực trước rồi mở rộng để nhận được sự đồng tình lớn từ người dân. 

Qua đó người dân thấy được lợi ích của thu phí sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè là lợi ích bền vững, lâu dài. Họ thấu hiểu hơn và cùng chính quyền xây dựng đô thị.

Về thu phí, các nước có nhiều hình thức khác nhau, có nơi quy hoạch từng phân khu kinh doanh, đỗ xe... rồi thu phí hằng tháng. Những nước như Đức, Hà Lan, Bỉ... trả phí theo vị trí, m2 hằng tháng. 

Còn ở Mỹ thì quy định phí lòng đường, vỉa hè do các hộ mặt tiền trả theo năm. Việc sử dụng không được tùy tiện, phải tuân thủ hướng dẫn của chính quyền địa phương. Toàn bộ phí thu để duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông.

Ở TP.HCM, chúng ta tổ chức thu phí hợp lý, mọi công tác triển khai có hệ thống, đồng bộ sẽ tạo ra một nguồn quỹ riêng để cải thiện, nâng cấp hạ tầng lòng đường, vỉa hè (mà trước nay chưa hề có).

Nguồn thu từ đây hỗ trợ cho nâng cấp, cải tạo, bố trí các khu vực công cộng... phục vụ người dân, du khách thuận tiện. Ngoài ra trích một phần trong đó hỗ trợ các hình thức giao thông xanh như xe buýt, xe đạp công cộng...

Theo đó, trật tự lòng lề đường tốt lên. TP.HCM thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị, hình thành văn minh sử dụng không gian công cộng. Điều này gắn liền với mong muốn TP.HCM trở thành đô thị ít xe cá nhân hơn, xe công cộng phát triển.

- Bà Nguyễn Thị Minh Sáu (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường 17, quận Bình Thạnh):

Đóng phí để mua bán ổn định

Phần lớn người dân rất quan tâm đến việc thu phí sử dụng tạm lòng đường, hè phố bởi nó gắn liền với lợi ích, nguyện vọng và trách nhiệm của người dân. Đây cũng là cơ hội tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM.

Các vấn đề mà người dân đặt ra đó là về an toàn giao thông đường bộ và mỹ quan đô thị. Thực trạng giao thông đường bộ tại TP.HCM hiện đang bị quá tải về hạ tầng cơ sở. 

Vì thế, nếu triển khai thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố, chính quyền cần tính toán kỹ lưỡng, bám sát thực tế hơn và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên.

Chúng tôi đã khảo sát phỏng vấn nhanh 40 người gồm có: 10 người là doanh nghiệp có các phương tiện ô tô, xe tải, 10 người tham gia đi đường và 20 người kinh doanh có sử dụng lòng đường, hè phố. Họ cho rằng trước khi cho thuê, các bên phải có cam kết rõ ràng.

Trong đó, chính quyền có trách nhiệm dọn dẹp được nạn lấn chiếm tràn lan mới đảm bảo trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Quan trọng nhất vẫn là đảm bảo lòng đường, vỉa hè cho mục đích giao thông.

Về phía người thuê thì phải tuân thủ quy định chung, kinh doanh và buôn bán đúng phần diện tích đã thuê, không lợi dụng để chiếm luôn dùng vào mục đích khác.

Thực tế nhu cầu sử dụng vỉa hè để kinh doanh là rất lớn. Theo số liệu tính toán của đề án, TP.HCM hiện có khoảng 12 triệu m2 vỉa hè, nếu được tổ chức bài bản sẽ đem về nguồn lợi không nhỏ cho ngân sách. 

Dù vậy, mức phí thu cần tính toán sao cho hợp giá mặt bằng thị trường từng khu vực, hài hòa lợi ích Nhà nước và người dân. Cần phải cụ thể bao gồm nhiều mức khác nhau, tùy từng quận, huyện, vị trí và cả các đối tượng nộp phí, ví dụ như các chợ tự phát, người bán hàng rong... Việc thu phí chính thức về mặt quản lý giúp họ ổn định kinh doanh.

Ai sẽ được thuê?

Sau bao năm chờ đợi, việc đấu giá biển số đẹp đã được thực hiện. Sẽ có thêm nguồn thu ngân sách từ việc đấu giá.

Nhưng điều mọi người quan tâm và trông chờ là muốn thấy sự minh bạch và công bằng từ việc sử dụng kho số đẹp, giảm thiểu các kiểu tiêu cực, lợi ích nhóm liên quan đến việc cấp biển số.

Việc cho thuê lòng đường, vỉa hè ở đô thị cũng vậy. Không gian mặt tiền không phải là "tài sản" của riêng ai. Việc chiếm hữu, khai thác lòng đường và vỉa hè gây bức xúc lâu nay cần được chấm dứt với cách làm khoa học nhất, hợp lý nhất.

Muốn vậy cần có thêm những quy định chặt chẽ hơn về điều kiện cho thuê mặt bằng lòng đường, vỉa hè cũng như giá cho thuê, trách nhiệm của người được thuê và trách nhiệm quản lý của cơ quan chức năng.

Ai sẽ được thuê vỉa hè, lòng đường cũng là chuyện cần tính kỹ, nhất là với những nơi mặt tiền có thể kinh doanh tốt. Có thể chọn cách đấu giá ở những nơi nhiều người muốn thuê, tại sao không?

Không chỉ những người buôn bán hay làm dịch vụ mới có nhu cầu thuê mặt bằng. Thực tế cuộc sống đô thị cho thấy rất nhiều trường hợp người có nhà mặt tiền cũng có nhu cầu sử dụng vỉa hè và cả lòng đường trước nhà cho việc riêng.

Đó là khi nhà có đám tiệc, khi xây sửa nhà... buộc phải dùng mặt bằng trước nhà trong vài tuần, vài ngày hoặc vài giờ. Họ có thể xin phép sử dụng và đóng mức phí hợp lý theo quy định.

Khi được phép dùng mặt bằng và sử dụng đúng diện tích, đúng thời hạn được cho phép thì đỡ lo bị phạt.

Tôi mong TP.HCM nhanh có những quy định liên quan để xúc tiến việc cho thuê vỉa hè, lòng đường. Mọi chuyện sẽ không dễ hài hòa ngay được nhưng có làm sớm mới hoàn thiện sớm, để lâu thêm nữa càng khó làm hơn. Chúng ta đã lỡ dịp hàng chục năm rồi.

Thu phí lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM: Công cụ để minh bạch quản lý đô thị

UBND TP.HCM vừa trình HĐND TP về mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè. Đây được xem là khung tiêu chuẩn bổ sung nhằm hình thành công cụ quản lý đô thị một cách minh bạch, thống nhất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar