19/12/2015 08:41 GMT+7

Ai cho thầy trò tôi “sống chậm, nghĩ khác”?

TRÀNH ÂN
TRÀNH ÂN

TT - Câu chuyện “Sống chậm lại. Nghĩ khác đi...” mà tác giả Thụy Hiền viết trên báo Tuổi Trẻ ngày 18-12 làm cho chúng tôi - những nhà giáo - phải bâng khuâng, suy ngẫm...

Chúng tôi đồng tình với Thụy Hiền, xót xa cho con trai của chị và biết bao học sinh khác nữa. Chúng tôi thấy mình là những người trực tiếp gây nên chuyện này! Nhưng khổ nỗi chúng tôi cũng không thể “Sống chậm lại. Nghĩ khác đi...”, nói gì đến việc tạo điều kiện cho học sinh mình như vậy.

Vì cấp trên của chúng tôi có cho chúng tôi làm điều ấy đâu. Chậm lại sao được khi trong mỗi năm học, bản thân chúng tôi còn phải vật lộn với biết bao cuộc thi của ngành giáo dục và cả các ngành khác phát động. Thầy thì thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi, tiếng hát giáo viên... rồi hướng dẫn học sinh dự thi khoa học kỹ thuật...

Rồi liên tục chạy theo kế hoạch giảng dạy, kiểm tra học kỳ... Đó là chưa kể sở GD-ĐT bắt buộc chiều 29-12 mới kiểm tra xong hai môn học cuối cùng. Vậy mà ngày 4-1-2016 đã phải sơ kết học kỳ I, bắt đầu học kỳ II. Chỉ với năm ngày mà trong đó đã có hai ngày nghỉ (Tết dương lịch và chủ nhật), chúng tôi phải chấm bài, cộng điểm, họp hành xếp loại cho học sinh, giáo viên...

Đã có bao lần chúng tôi trao đổi những điều “nghĩ khác đi” về chương trình môn lý lớp 6 còn nặng, bài tập nhiều... thì Bộ GD-ĐT đã “lắng nghe” trên tinh thần “giảm tải” bằng cách... tăng thêm bài tập cho thầy trò chúng tôi!

Thậm chí, các cấp lãnh đạo yêu cầu không được dạy thêm ở lớp 1, nhưng khi chưa học xong phần vần của môn tiếng Việt, các em đã phải ngồi vào máy tính để giải toán trên mạng, tham gia cuộc thi do Bộ GD-ĐT tổ chức cho cả nước! Chưa học xong phần vần thì làm sao các em đọc được đề bài để tham gia thi? Ý kiến nêu ra nhưng kỳ thi vẫn mở, và học sinh chúng tôi, con em các vị, vẫn phải tham gia thi, vẫn đạt được nhiều thành tích!

Còn về học sinh, các em làm sao “chậm lại” với 12, 13 môn học? Chỉ với môn văn lớp 9 thôi các em học 175 tiết thì đã có 22 tiết (12,5%) kiểm tra viết, bắt buộc theo phân phối chương trình, đó là chưa kể kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút. Kiểm tra sao lắm thế! Rồi các em còn phải tham gia vài chục cuộc thi tìm hiểu, viết, vẽ, trắc nghiệm trên mạng... do các ngành phát động. Nào là phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, sốt xuất huyết, Nhà sử học trẻ tuổi, Quê hương giàu đẹp...

Đó là chưa kể trong các cuộc thi tiếng Anh, toán, giải toán bằng tiếng Anh trên mạng, có nhiều câu hỏi không nằm trong chương trình hoặc vượt cấp lớp các em đang học. Học sinh phải làm gì để giải quyết “bài toán” này, nếu không phải là học thêm hay nỗ lực tự tìm hiểu?

Ai cho thầy trò chúng tôi “Sống chậm lại. Nghĩ khác đi...”?

TRÀNH ÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar