18/12/2015 10:10 GMT+7

Sống chậm lại. Nghĩ khác đi...

THỤY HIỀN
THỤY HIỀN

TT - Khuya! Con trai gục mặt trên bàn học, xung quanh ngổn ngang bài tập về nhà, bài học thuộc ghi nhớ các loại... Còn trong lòng cháu thì đang ôm một mớ đề văn phải chuẩn bị trước cho kiểm tra học kỳ 1.

1 Để con chợp mắt ít phút, tôi tiện tay xếp gọn mớ giấy tập vương vãi trên bàn, và vô tình thấy bài kiểm tra ngữ văn trên lớp của con. Mắt tôi muốn hoa lên vì con số 4 màu đỏ trong khung điểm, và đây không phải là lần đầu tiên con mình như vậy! Môn văn lớp 9 - năm thi chuyển cấp - thời gian chỉ còn vài tháng, mỗi lần thấy con bị điểm dưới trung bình người tôi cứ như bị sốt phát ban!

Bình tĩnh lại, tôi nhận ra đề bài văn của con cũng khá hay, và khi hỏi lại con tôi mới biết hơn nửa lớp của con đều có điểm... dưới trung bình! Đề bài yêu cầu: “Nêu suy nghĩ của em về một lời nhắn cho giới trẻ ngày nay: “Sống chậm lại. Nghĩ khác đi. Yêu thương nhiều hơn”.

2 Nếu đề văn này dành cho các bậc phụ huynh, thì các vị nghĩ chúng ta nên viết thế nào để có điểm trên trung bình?

Tôi cũng muốn con mình “sống chậm lại” nhưng liệu... có được không? Mỗi sáng, học sinh lớp 9 như con tôi từ 5g đã mắt nhắm mắt mở dậy ôn bài, 6g vội vã rời khỏi nhà với ổ bánh mì hay gói xôi. Tới 12g trưa quay về nhà ăn cơm, 13g30 trở lại trường học tiếp, rồi 17g tan trường chạy qua lớp học thêm để luyện thi, 21g về nhà cơm nước xong là xoay một vòng các loại bài tập, bài học cho đến tận 0g sáng thì kiệt sức, gục mặt xuống bàn học mà ngủ.

Năm lớp 8, sáng chủ nhật cháu còn tham gia sinh hoạt kỹ năng sống, bây giờ thì bỏ hẳn vì không có thời gian, phải ưu tiên việc học. Học trò mà suy nghĩ “sống chậm lại” nghĩa là dùng thời gian đi học thêm, học ngày và học đêm để đi thăm ông bà hay phụ giúp ba mẹ công việc nhà; hoặc đọc sách, đi thư viện, chơi thể thao, tham gia sinh hoạt cộng đồng... Nếu như thế thì không những bị làm bài điểm kém, mà cũng có thể là kém hơn! Vì ngành giáo dục đã không cho bọn nhỏ có cơ hội để sống chậm lại, thế không kém hơn thì là gì?

Làm thế nào để cách “nghĩ khác đi” của giới trẻ được chấp nhận?

Ở trường, cách chấm điểm môn văn của các cấp học hiện giờ là trả lời theo đúng kiến thức đã được học. Học thuộc lòng, viết văn mẫu, đếm ý tính điểm... muốn “nghĩ khác đi” liệu có được không?

Trong gia đình, mới đây thôi, lúc ngồi ăn cơm ba cháu đã động viên con trai ráng hết sức để thi lớp 10 cho tốt, thì con rất hồn nhiên trả lời: “Con muốn đi bán kem!”. Mặt ba cháu tím lại rồi cáu gắt: “Đừng bao giờ nói với ba như thế!”. Như gáo nước sôi giội lên cây kem, cậu thiếu niên mắt cụp xuống im lặng. Có lẽ con không hình dung rằng câu nói tưởng là vui của mình lại khiến ba “nghĩ khác đi” một cách đầy tiêu cực, rồi đâm ra hụt hẫng.

Dưới áp lực học hành và sự kỳ vọng to lớn của ba áp đặt lên vai mình, con trai đã có tâm lý hoảng sợ thật sự trước gánh nặng này. Con đã viết trong bài văn 4 điểm rằng: “Ngày nay, ta thường thấy giới trẻ nói và làm theo phương châm: “Sống là không chờ đợi!”. Bằng cách nắm bắt mọi cơ hội trước mắt, và thực hiện nó một cách vội vã, mà không cần phải suy nghĩ điều đó có làm cho cuộc sống của mình hạnh phúc không...”.

Con đã dám nghĩ khác. Bữa cơm chiều đó, tôi đã xoa đầu con cười và gợi ý rằng: “Vậy khi mở cửa hàng bán kem, con có thể thuê mẹ không?”. Con mở to mắt, nét mặt tươi lên ra vẻ ngẫm nghĩ rồi gật đầu nói: “Dạ có, nếu mẹ thích!”.

THỤY HIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar