07/01/2012 11:23 GMT+7

30 năm sau... "Phút nhận ra mình"

CÁT KHUÊ
CÁT KHUÊ

TTO - Đã ba chục năm trôi qua với bao nhiêu biến thiên lịch sử nhưng dường như ngày 7-1-2012 này là một ngày thích hợp để ca ngợi những người lính đã từng chiến đấu, hi sinh không chỉ để bảo vệ biên giới của Tổ quốc mà còn làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Phóng to

Một tấm hình cũ ghi dấu đứa con thất lạc - Ảnh: haylentieng.vn

Bởi lẽ 33 năm trước, cũng ngày này, trong lúc đất nước ta vừa thống nhất, một lớp thanh niên ưu tú đã lặng lẽ cầm súng lên đường, bảo vệ biên cương, chặn đứng nạn diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử thế kỷ 20. Đó là tình nguyện quân VN sát cánh bên quân đội Campuchia đã giải phóng thủ đô PhnomPenh khỏi lưỡi hái tử thần KhmeĐỏ...

Những người thực hiện chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly đã có cái duyên gặp họ khi tác hợp cuộc đoàn tụ giữa những người lính cùng một trung đoàn anh hùng đã từng hàng chục năm chiến đấu tại chiến trường Campuchia xưa kia. Nay, họ trở về và 15 người có mặt thì 13 trong số ấy là thương binh.

Cuộc gặp gỡ còn “trả lại tư cách cựu chiến binh” cho một đồng đội của họ, người mà vì sống ven biên giới phía Bắc, làng bị đốt và anh đã mất hết giấy tờ. Chỉ là một trường hợp riêng lẻ đó thôi, nhưng anh chính là đại diện cho rất nhiều các cựu chiến binh của chiến trường K ác liệt - những người lính hiền lành, chịu thiệt thòi không kêu ca, hòa lẫn với cuộc đời tần tảo như mình chưa từng có công cán gì.

Ấy thế mà, như trong những lời phát biểu mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của Thủ tướng Campuchia Hunsen về quân tình nguyện Việt Nam: Họ chính là Đội quân nhà Phật đã đến, hiền lành nhưng cương quyết dùng máu mình che chở cho dân tộc anh em. Từ đây, những chiến công của họ, sự trong sáng cao thượng của họ, sẽ được ghi đậm vào lịch sử.

Và những người thực hiện chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly… cũng mong rằng, những chính sách đãi ngộ cũng sẽ nhanh chóng và kịp thời đến với họ.

Trong Phút nhận ra mình, khán giả sẽ thấy rất nhiều những bức ảnh đã ố vàng, của 30-40-50 năm trước. Những đứa trẻ trong hình đi lạc, phải ly tán người thân, không còn nhớ cha mẹ, anh em mình ra sao. Thậm chí, chính họ khi nhìn vào mình đó mà không thấy, không nhận ra mình. Những tấm hình càng cũ càng chứa nhiều yêu thương của gia đình gửi gắm vào trong đó, trông mong đứa con thất lạc.

Và khi họ chợt nhận ra mình, phút ấy sẽ ra sao? Đó chính là phút đoàn tụ của ba cuộc đoàn tụ sẽ diễn ra trong Như chưa hề có cuộc chia ly… số 50 này.

Như chưa hề có cuộc chia ly… số 50: Phút nhận ra mình trực tiếp lúc 20g05 ngày 7-1 trên VTV1, VTV4 và website của Chương trình (haylentieng.vn).

CÁT KHUÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar